Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tiếng Việt - Lớp 5
10/05 08:42:15

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

TÔI YÊU BUỔI TRƯA
Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ…
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều… Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
Tôi thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buôi trưa mùa hè !
Theo Nguyễn Thùy Linh
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Dòng nào nêu đúng thời gian mà bạn nhỏ yêu thích?
A. Buổi trưa B. Buổi trưa mùa hè C. Buổi trưa mùa đông
2. "nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào?
A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
3. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ?
A. Nhờ buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun
B. Nhờ buổi trưa mùa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm
C. Nhờ buổi trưa mùa hè mà bạn nhở hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương
4. Bài viết nhằm mục đích gì
A. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê
B. Bày tỏ tình yêu với buổi trưa hè vì gắn với hình ảnh người nông dân vất vả
C. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo
5. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với " Một nắng hai sương"?
A. Thức khuya dậy sớm
B. Cày sâu cuốc bẫm
C. Đầu tắt mặt tối
6. Câu " Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè." thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến
7. Trong câu “Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ…” có mấy tính từ?
 
 
8. Đặt câu với thành ngữ: Một nắng hai sương.
 
 
9. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả thể hiện trong bài viết?
 
 
 
10. Đặt 2 câu có từ “bố” “mẹ” làm danh từ, và 2 câu có từ “bố”, “mẹ” làm đại từ.
 
 
 
 
 
 
 
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
59
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. B
2. A
3. C
4. B
5. A
6. B
7. Bốn tính từ
8. Một nắng hai sương làm cho mọi người phải thức trắng đêm sớm
9. Tác giả thể hiện tình cảm yêu thích và tôn trọng đối với buổi trưa mùa hè và công việc của người nông dân.
10. Danh từ: Bố và mẹ đang làm việc ngoài trời. Đại từ: Bố đã đi mua thức ăn, mẹ ở nhà nấu cơm.
0
0
Thảo Vy Nguyễn
11 giờ trước
1. B
2. A
3. C
4. B
5. A
6. B
7. Bốn tính từ
8. Một nắng hai sương làm cho mọi người phải thức trắng đêm sớm
9. Tác giả thể hiện tình cảm yêu thích và tôn trọng đối với buổi trưa mùa hè và công việc của người nông dân.
10. Danh từ: Bố và mẹ đang làm việc ngoài trời. Đại từ: Bố đã đi mua thức ăn, mẹ ở nhà nấu cơm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo