Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

VẦNG TRĂNG QUÊ EM
Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
Theo Phan Sĩ Châu
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Bài văn miêu tả cảnh gì ?
A.Cảnh trăng lên ở làng quê B.Cảnh sinh hoạt của làng quê C.Cảnh làng quê dưới ánh trăng
2 Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
A. Cánh đồng lúa, tiếng hát, lũy tre B. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa
C. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát
3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?
A. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước B. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát
C. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát
4. Dãy từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ "nhô" trong câu: "Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm."
A. mọc, ngoi, dựng B. mọc, ngoi, nhú C. mọc, nhú, đội
5. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "chìm" trong câu"Trăng chìm vào đáy nước" ?
A. trôi B. lặn C. nổi
6. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
A. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
B. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.
C. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
7. Trong đoạn văn: “ Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch… Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
 
 
 
8. Em có cảm nhận về về hình ảnh làng quê dưới ánh trăng?
 
 
 
9. a. Trong câu: “Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng” có mấy động từ?
A. 4 B. 5 C. 6
9 b. Từ “canh giữ” có thể thay thế cho từ “canh chừng” trong câu sau không? Vì sao?
Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
 
 
10. Đặt 2 câu ghép miêu tả đêm trăng ( 1 câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, 1 câu so sánh)
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
93
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Bài văn miêu tả cảnh gì ?
A. Cảnh trăng lên ở làng quê B.Cảnh sinh hoạt của làng quê C.Cảnh làng quê dưới ánh trăng

2 Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
B. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa

3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?
C. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát

4. Dãy từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ "nhô" trong câu: "Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm."
B. mọc, ngoi, nhú

5. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "chìm" trong câu "Trăng chìm vào đáy nước" ?
C. nổi

6. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
B. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.

7. Trong đoạn văn: “ Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch… Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để tạo ra hình ảnh sinh động và lôi cuốn cho đoạn văn.

8. Em có cảm nhận về về hình ảnh làng quê dưới ánh trăng?
Đáp án sẽ thể hiện cảm nhận cá nhân của em về hình ảnh đó.

9 a. Trong câu: “Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng” có mấy động từ?
B. 5

9 b. Từ “canh giữ” có thể thay thế cho từ “canh chừng” trong câu sau không? Vì sao?
Không thể thay thế vì "canh giữ" không phản ánh đúng ý nghĩa của câu.

10. Đặt 2 câu ghép miêu tả đêm trăng ( 1 câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, 1 câu so sánh)
- Đêm trăng như một người bạn thân thiết, luôn bên cạnh chia sẻ mọi điều.
- Ánh trăng tỏa sáng như một đèn pha, soi bóng cây cỏ trên cánh đồng.
0
0
Ying
16/07 07:50:20
1C
2A
3A
4B
5C
6(TỪ IN ĐẬM ĐÂU?)
7NHÂN HÓA. TĂNG TÍNH GỢI HÌNH, GỢI CẢM CHO SỰ DIỄN ĐẠT
.Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người
8 Sự giản dị mà thân thương của làng quê trong ánh trăng.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×