Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Sách và đọc sách
Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ở ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài. Do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc nhiều hay ít.
Có thể đọc những cuốn sách không có chữ (chẳng hạn cuốn sách ngoài đời) thì mới nói được những câu kinh nhân; có thể hiểu những điều giảng không được thì mới thấy được cái huyền vị nhất của đạo Phật.
Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ. Văn chương là sơn thủy trên án thư, sơn thủy là văn chương trên đất.
Thú nhất là đọc sách; đọc sử thì vui ít mà giận nhiều, nhưng chỗ giận đó cũng là chỗ vui.
Nên đọc kinh thư vào mùa đông, để tinh thần được chuyển nhất; nên đọc sử vào mùa hè vì ngày dài; nên đọc chư tử vào mùa thu vì có nhiều ý lạ; nên đọc chư tập vào mùa xuân vì thời tiết đổi mới.
Văn nhân mà bàn về binh thư, phần nhiều là bàn luận trên giấy (nghĩa là trên lí thuyết); vũ tướng mà bàn về văn chương, một nửa là nghe lỏm.
Người biết đọc sách thì cái gì cũng là sách: sơn thủy cũng là sách, cờ rượu cũng là sách, hoa nguyệt cũng là sách. Người biết đi coi phong cảnh thì cái gì cũng là sơn thủy: thư sử cũng là sơn thủy, thơ rượu cũng là sơn thủy, hoa nguyệt cũng là sơn thủy.
Người xưa muốn đọc sách mười năm, du ngoạn sơn thủy mười năm, rồi mười năm kiểm điểm lại kinh nghiệm. Tôi nghĩ kiểm điểm chẳng cần tới mười năm, chỉ hai ba năm cũng đủ, còn đọc sách và du ngoạn sơn thủy thì gấp hai, gấp năm lần mười năm cũng chưa mãn nguyện. Có lẽ “phải sống ba trăm năm” như Hoàng Cửu Yên nói, may mới đủ chăng?
Cổ nhân nói: “Thơ, có khổ rồi mới khéo” (Thi tất cùng nhi hậu công) vì có khốn khổ rồi giọng mới có nhiều cảm khái mà dễ có sở trường. Còn hạng người phú quý đã không lo buồn về cảnh nghèo hèn, thì chỉ vịnh về phong vân tuyết lộ, thơ có gì mà hay? Muốn thay đổi đi thì chỉ có cách đi du lịch, để được thấy núi sông, phong thổ, sản vật, nhân tỉnh, hoặc thấy cái khổ của dân chúng sau những cuộc binh đao, trong những năm mất mùa vì hạn vì lụt, rồi tả trong thơ. Thế là mượn cái cùng sầu của người để cung cấp cho sự ngâm vịnh của ta. Vậy thơ cũng bất tất phải khổ rồi mới khéo.
1965)
(Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên bàn về vấn đề
gi?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định hệ thống luận điểm của văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn sau: Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ở ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ điệp từ trong đoạn văn sau: Người xưa muốn đọc sách mười năm, du ngoạn sơn thủy mười năm, rồi mười năm kiểm điểm lại kinh nghiệm. Tôi nghĩ kiểm điểm chẳng cần tới mười năm, chỉ hai ba năm cũng đủ, còn đọc sách và du ngoạn sơn thủy thì gấp hai, gấp năm lần mười năm cũng chưa mãn nguyện.
Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Người biết đọc sách thì cái gì cũng là sách: sơn thủy cũng là sách, cờ rượu cũng là sách, hoa nguyệt cũng là sách. Vì sao?
0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
166
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Văn bản trên bàn về vấn đề đọc sách và tác động của việc đọc sách đối với con người.

Câu 2: Hệ thống luận điểm của văn bản là việc đọc sách có tác động tích cực đối với tinh thần và tri thức của con người ở mọi độ tuổi.

Câu 3: Câu văn này mô tả sự thay đổi trong cách tiếp cận sách của con người theo từng giai đoạn tuổi tác. Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, tượng trưng cho sự hiểu biết hạn chế và tò mò. Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ở ngoài sân, thể hiện sự hiểu biết rộng lớn hơn và sâu sắc hơn. Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài, biểu hiện sự trân trọng và tận hưởng sâu sắc với tri thức.

Câu 4: Biện pháp tu từ điệp từ được sử dụng để tạo ra sự hài hòa và nhấn mạnh ý kiến của tác giả về việc đọc sách và du ngoạn sơn thủy. Nó giúp tăng cường sự thú vị và sâu sắc của lời khuyên của tác giả đối với việc trải nghiệm và học hỏi.

Câu 5: Tùy thuộc vào quan điểm cá nhân, nhưng có thể đồng tình với quan điểm của tác giả vì sách không chỉ là văn bản mà còn là những trải nghiệm, kiến thức và tri thức mà con người có thể học hỏi từ mọi trải nghiệm và tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Sách không chỉ tồn tại trong trang giấy mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×