Miền Đông Trung Quốc:
- Vị trí: phía Đông kinh tuyến 1050Đ
- Chiếm gần 50% diện tích tự nhiên
- Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn như Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc
- Đất phù sa màu mỡ thích hợp phát triển nông nghiệp
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa
- Nhiều khoáng sản kim loại mà
- Sông ngòi: Hạ lưu các con sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà; mùa hạ dễ bị ngập lụt nhất là đồng bằng Hoa Nam.
Miền Tây Trung Quốc:
- Vị trí địa lý: nằm từ kinh tuyến 730Đ đến 1050Đ trở vào phía Tây, chiếm 50% diện tích lãnh thổ.
- Địa hình: Gồm các dãy núi cao (Himalaya, dãy Côn Luân), các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa, hoang mạc và bán hoang mạc lớn (Tacla Macan)
- Khí hậu: Ôn đới lục địa khắc nghiệt, khí hậu núi cao
- Sông ngòi: Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời, là nơi thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông như sông Hoàng Hà, sông Trường Giang
- Khoáng sản: phong phú gồm: dầu mỏ, than..., tài nguyên rừng và đồng cỏ cũng là thế mạnh của miền
⇒ Từ điều kiện địa lý như vậy nên Miền Đông thuận lợi cho hoạt động kinh tế quy mô lớn, dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi cả tất cả các đường vận tải.