Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 8
12/05 21:28:50

Em hãy trình bày chính sách khai khác thuộn địa thực dân pháp ở Việt nam

em hãy trình bày chính sách khai khác thuộn địa thực dân pháp ở Vn qua những chính sách đó hãy phân tích tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với văn bản đầu thế kỉ XIX - XX
1 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
30
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chính sách khai khác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam trong thời kỳ đầu thế kỷ XIX - XX được thực hiện thông qua nhiều biện pháp nhằm tăng cường sự kiểm soát và khai thác tài nguyên của đất đai và con người ở Việt Nam. Một số chính sách quan trọng bao gồm:

1. Hệ thống thuế thuộc địa: Pháp áp đặt các loại thuế nặng nề lên dân cư địa phương, đặc biệt là nông dân, nhằm tăng cường nguồn thu cho quốc gia và đồng thời giữ chân dân cư trong hệ thống thuế của Pháp.

2. Hệ thống lao động: Pháp sử dụng lao động của người Việt để khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng cho lợi ích của Pháp. Người lao động thường phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và nhận lương thấp.

3. Hệ thống giáo dục: Pháp thiết lập hệ thống giáo dục theo mô hình Pháp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu khai khác thuộc địa.

Tác động của chính sách khai khác thuộc địa lần thứ nhất đối với Việt Nam vào thời kỳ đầu thế kỷ XIX - XX là rất lớn. Việt Nam trở thành một phần của hệ thống thuộc địa của Pháp, mất đi quyền tự chủ và tự quyết trong việc quản lý và phát triển đất nước. Dân cư bị bóc lột, tài nguyên bị khai thác một cách không bền vững, gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống của người dân. Đồng thời, hệ thống giáo dục Pháp cũng ảnh hưởng đến văn hóa và tư duy của người Việt, làm thay đổi cách nhìn nhận về bản thân và xã hội.
0
0
Ngọc Hân
12/05 21:30:57
+5đ tặng
1. Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. 

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của nhân dân Việt Nam được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 1897 đến năm 1914 ngay sau khi Pháp tiến hành đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Pháp tiến hành thành lập liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền Đông Dương người Pháp. Chúng tiến hành chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau, cụ thể Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ và Bắc kỳ là xứ nửa bảo hộ. Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp Cai trị. 

Nhìn chung thì bộ máy chính quyền thời đó thì từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối , nhằm tăng cường cách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp. 

 

2. Mục đích của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích chung nhất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đó chính là bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc. 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914 thì với chính sách bóc lột " chia để trị" của thực dân Pháp và bè lũ tay sai thì chúng luôn luôn thẳng tay đàn áp nhân dân ta một cách rã man để thực hiện mục đích của bản thân mình. Chúng luôn vơ vét bộc lột nhân dân ta để bù đắp cho những thiệt hại mà chúng phải chịu trong các cuộc xâm lược và thực hiện mục đích làm giàu cho chính quốc gia nó. Chúng tiến hành khai thác một cách triệt để các nguồn tài nguyên và thế mạnh về nguồn lao động dồi dào của các nước thuộc địa. 

>> Tham khảo: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào?

 

3. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. 

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau như là lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực giao thông vận tải. Mỗi lĩnh vực thì thực dân Pháp đều thực hiện chính sách khai thác một cách triệt để. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp như sau:

- Đầu tiên đó là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp trong lĩnh vực Nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp thì thực dân Pháp đẩy mạnh tiến hành cướp ruộng đất, cụ thể ở Bắc Kỳ đến năm 1902 thì có đến 182.000 ha đất ruộng bị thực dân Pháp chiếm. Thực dân Pháp tiến hành cướp ruộng đất để lập các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê. 

Bên cạnh đó thì về lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã tiến hành ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng. Vào năm 1897 thì Pháp ép triều nhà Nguyễn kí điêu ước nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng, đến năm 1915 thì địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc kì và Trung Kì. 

Tiến hành phát canh thu tô. 

- Chính sách khai thác trong lĩnh vực Công nghiệp: Trong lĩnh vực công nghiệp thì nắm được thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam thì thực dân Pháp tiến hành tập trung và khai thác các mỏ như là mỏ đá, thiếc, kẽm,... tất cả các khoảng sản này thì đều được đưa về Pháp. Khi tiến hành khai thác khảng sản thì thực dân Pháp đã khai thác triệt để nguồn nhân công rẻ mạt tại Việt Nam để vào các hầm mỏ để làm việc cho chúng. 

Song song với đó thì thực dân Pháp cũng tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam như là điện, nước, hay cơ sở sản xuất xi măng, dệt ... Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa đó mà một số ngành nghề thủ công ở Việt Nam đã bị mai một như là dệt, gốm...

- Chính sách khai thác thuộc địa trong lĩnh vực giao thông vận tải: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp thì những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung kỳ được xây dựng nhiều. Đến năm 1912 thì tổng chiều dài đường sát đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, mở rộng đường bộ đến các khu hầm mỏ, đồn điền, cảng như vậy thì hoạt động xây dựng giao thông vận tải ở Việt Nam của thực dân Pháp là đều nhằm mục đích là khai thác thuộc địa một cách nhanh chóng và thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa. Và phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài. 

- Trong thương nghiệp thì pháp độc chiếm thị trường Việt Nam và tiến hành đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài. Còn hàng hóa của Pháp thì được miễn thuế hoặc là mức thuế khá là thấp

- Pháp tiến hành tăng thuế và thu thêm nhiều loại thuế mới. 

 

4. Tác động của cuộc khai thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam như thế nào?

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp thì Việt Nam đã bị chịu ảnh hưởng tác động nặng nề.  Tuy nhiên thì bên cạnh đó kinh tế Việt Nam có những tác động tích cực do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 

Đầu tiên đó là tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đó là phương thức sản xuất TBCN bước đầu được du nhập vào Việt Nam, nó mang lại nhiều tiến bộ so với phương thức sản xuất phong kiến, đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực như Hà Nội , Sài Gòn. 

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với Việt Nam thì chúng ta mất nhiều hơn là được bởi lẽ mục đích chính của họ trong cuộc khai thác thuộc địa đó là bù đắp cho thiệt hại của chính quốc trong chiến tranh và làm giàu cho chính quốc. Cho nên thì tác động của cuộc khai thác thuộc địa ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam, tài nguyên thì bị vơi cạn, nông nghiệp dẫm chân tại chỗ và không có sự phát triển, công nghiệp phát triển nhỏ giọt và khi tiến hành khai thác thuộc địa thì  chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, thiếu hẳn nền công nghiệp nặng. Việt Nam từ đây trở thành thị trường cung cấp nguyên- nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp. 

Như vậy thì dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thì đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Việt Nam. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo