Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu; Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành như thế nào

Con đường cứu nước của phan bội châu, phan châu trinh, nguyễn tất thành ntn
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
88
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành là con đường của sự hy sinh, quyết tâm và kiên trì trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và Nhật Bản để giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đã đóng góp không ít vào việc tổ chức và lãnh đạo phong trào cứu nước, thông qua việc viết bài, phê phán chính sách thực dân, tuyên truyền ý chí độc lập và tổ chức các hoạt động cách mạng.

Dù có những khác biệt trong quan điểm và phương pháp hoạt động, nhưng ba nhà cách mạng này đều có chung mục tiêu là độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Nhờ vào sự nỗ lực và hy sinh của họ, Việt Nam đã có được cơ hội giành lại độc lập và tự do sau nhiều năm bị áp bức và chiếm đóng bởi các thực dân. Đó chính là con đường cứu nước của họ.
1
0
QCường
12/05/2024 22:56:09
+5đ tặng
- Khác nhau: + Phan Bội Châu chủ trương cầu việ Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc. + Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc. + Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phương Linh Nguyễn
12/05/2024 23:01:15
+4đ tặng
Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×