nguyễn trang
THƯ DỤ THỔ QUAN (1) THÀNH ĐIÊU DIỆU (2) Người xưa có nói: "Qua đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thủ còn thế, huống nữa là người Các người vốn đều là người dẫn Tây Việt”, dòng dõi nhà quan . Trước nhân họ Hồ thất đức, giặc Ngô lăng loàn, có người thì thân bị hãm ở tặc đình, có người thì danh bị buộc ở ngay chức, đó là thể không dừng được, nào phải do ở bản tâm đâu. Đấng thượng để nghĩ thương dân ta, đã mượn tay ta. Đại thiên hành hóa Thái sư vệ quốc công, cứu dân đánh kẻ có tội để khôi phục cơ đồ. Quân đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cũng dịu nhau mà kéo đến ta. Bọn các người nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sự thì khi hãm thành, tội ác các người tất nặng hơn giặc Ngô day. Bản dịch của Phan Duy Tiếp (Thơ văn Nguyễn Trãi, Tuyển chọn Phan Sĩ Tấn, Trần Thanh Đạm, NXB Giáo dục 1980, tr. 171-173) Chú thích: (1) Tho quan: chỉ những chức tri châu, tri phủ ở thượng du. Đây chỉ bọn thổ quan ở Thanh Hóa (Tây Việt) theo giặc Minh, khi ấy đóng giữ thành Điều Diệu. (2) Điêu Diêu: theo Việt Sử thông giám cương mục, thành này do giặc Minh xây ở tà ngạn sông Hồng, đối diện với thành Đông quan. Nay thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội). (3) Tây Việt: tức là Thanh Hóa, có bản chép là Nam Việt. (4) Nhà quan: có bản chép là y quan (áo mũ). Ý nói dòng dõi lễ nghĩa. (5) Đó là chức tước của Lê Lợi, khi còn phủ Trần Cảo, con cháu nhà Trần. Theo nguyên chú: Sử ký chép: Năm Đinh vị (1427) chư tướng suy tôn vua làm “Đại thiên hành hóa" (Thay trời làm việc). Tự đó những bảng yết, tờ dụ phần nhiều dùng chữ ấy để xưng. Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn): Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Câu 2. Theo Nguyễn Trãi, nguyên nhân nào khiến cho các thổ quan thành Điêu Diêu theo giặc Minh quay lưng với đất nước, nhân dân? Câu 3. Việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng của Nguyễn Trãi trong văn bản đã đạt được hiệu quả như thế nào? Câu 4. Nhận xét về tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi thể hiện qua văn bản. Câu 5. Từ việc Nguyễn Trãi viết thư dụ Thổ quan thành Điêu Diêu, anh/chị hãy rút ra bài học ứng xử ý nghĩa nhất đối với những người mắc sai lầm trong cuộc sống hôm nay.Và lí giải vì sao?