Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất

nước?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

3 trả lời
Hỏi chi tiết
171
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Đề 1:


Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?


Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

2
0
Tr Hải
13/05 20:43:04
+5đ tặng

Em may mắn được hưởng từ cha và mẹ lòng say mê đọc sách. Một trong những quyển sách em thích nhất là quyển: Túp lều bác Tôm của nhà văn người Mĩ Harriet Beecher Stowe. Có lẽ đây là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Harriet Beecher Stowe, đã nhiều lần được chuyển thể thành phim, kịch và có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Túp lều bác Tôm là một câu chuyện buồn và mang đầy ý nghĩa nhân văn. Câu chuyện kể về cuộc đời của bác Tôm, một người nô lệ da đen nhưng giàu lòng nhân hậu và trọng danh dự.

Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng , để bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miềm Nam nước Mỹ, nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời bác. Tác phẩm còn kể số phận của Êlida cùng đứa con bỏ trốn. Đó là một người mẹ đã hy sinh tất cả để cứu đứa con khỏi rơi vào tay một tên buôn nô lệ; tàn ác đó là một người vợ tha thiết yêu chồng - một thanh niên thông minh đã sáng chế ra một cái máy tước sợi gai; mà cuộc đời cũng bị đày đọa trăm nghìn cay đắng.

“Túp lều bác Tôm” ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tôm, những người mẹ dũng cảm như Êlida, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như Goócgiơ. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ nhan nhản những tên con buôn, những tên chủ nô lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, bọn côn đồ chỉ biết tôn thờ tiền vàng. Đồng tiền vàng làm chúng mất hết tính người.

Có thể nói, Túp lều bác Tôm đã đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ. Ở "Túp lề bác Tôm" mỗi người đọc có thể tìm thấy đâu đó trong xã hội tối tăm ấy vẫn tràn ngập tình yêu thương con người, nơi người ta sống trong chế độ nô lệ nhưng không bị nó làm hoen ố tâm hồn. Mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp tâm hồn đáng ngưỡng mộ, và tất cả họ vẽ nên một cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, những người nô lệ, dù là thân phận nô lệ, họ vẫn có quyền hạnh phúc với thân phận của họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kim Anh
13/05 20:43:09
+4đ tặng
Câu 1:

Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố là một biểu tượng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Chị Dậu được miêu tả là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, chịu đựng nhiều áp bức và bất công từ xã hội phong kiến thời bấy giờ. Tuy nhiên, chị lại sở hữu một tâm hồn mạnh mẽ và một ý chí kiên cường không khuất phục trước số phận.

Chị Dậu thể hiện tình thương vô bờ bến dành cho chồng và con cái, sẵn sàng hy sinh và chấp nhận những đau khổ để bảo vệ gia đình mình. Điểm nổi bật nhất của chị Dậu là sự vùng lên mạnh mẽ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", khi chị đã dám đứng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình. Hành động này không chỉ thể hiện lòng dũng cảm mà còn là biểu hiện của tinh thần đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công.

Chị Dậu cũng là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, luôn yêu thương và quan tâm đến chồng. Nhưng khi hoàn cảnh đẩy đến bước đường cùng, chị đã thể hiện sức mạnh tiềm ẩn, sẵn sàng đánh đổ mọi rào cản để bảo vệ những người thân yêu của mình.

Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống cùng khổ của người nông dân dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục đối với sức mạnh nội tâm và ý chí phản kháng của người phụ nữ. Chị Dậu không chỉ là một nhân vật tiêu biểu trong văn học mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh để vượt qua khó khăn và đấu tranh cho công lý.

2
0
+3đ tặng
1. ATN trong Lặng lẽ Sa pa - NTL
2. Nhằm tăng cường việc đọc sách trong các đối tượng khó khăn như người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in. Đồng thời nâng cao ý thức về giá trị của việc đọc sách và ảnh hưởng tích cực của nó đối với cuộc sống và phát triển cá nhân. Tôi xin đề xuất một số sáng kiến góp phần thực hiện các điều trên như sau:

Xây dựng các điểm đọc sách cộng đồng: Tạo ra các điểm đọc sách tại các khu vực cần thiết, như trung tâm cộng đồng, trường học, các điểm giao thông chính, trạm y tế, và trung tâm dân cư. Cung cấp sách, tạp chí, và tài liệu đa dạng phù hợp với sở thích và nhu cầu của các đối tượng đọc.

Tổ chức hoạt động đọc sách và truyền đạt kiến thức: Tổ chức các buổi đọc sách, hội thảo, và các hoạt động văn hóa như tập đọc chuyện, thảo luận sách, trò chơi về sách, và các buổi trình diễn văn hóa. Thúc đẩy việc thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm đọc sách.

Đào tạo và hỗ trợ cộng đồng: Tổ chức các khóa đào tạo về ý thức đọc sách, kỹ năng đọc hiệu quả, và lợi ích của việc đọc sách đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Hỗ trợ tài chính và tư vấn về việc quản lý và phát triển các điểm đọc sách cộng đồng. Với như sáng kiến trên, tôi xin dự kiến kết quả đạt được như sau:

Tăng cường ý thức về giá trị của việc đọc sách và thúc đẩy hành vi đọc sách trong cộng đồng.
Nâng cao kiến thức và kỹ năng của các đối tượng đọc, từ đó tạo ra một cộng đồng thông thái, sáng suốt và phát triển.
Góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần hòa bình trong xã hội.
Minh chứng:

Sáng kiến này đã được áp dụng thành công tại một số khu vực trên thế giới, như chương trình "Di Động Thư Viện" tại các khu vực vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, chương trình "Đọc Sách Cho Mọi Người" tại các đảo nhỏ của Indonesia, và các chương trình đọc sách cộng đồng tại các khu vực dân tộc thiểu số ở Nam Phi. Đối với mỗi chương trình, việc kết hợp giữa cung cấp sách, tổ chức hoạt động đọc sách và truyền đạt kiến thức, cùng với việc tích hợp với văn hóa địa phương, đã đem lại những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy việc đọc sách và nâng cao tri thức cho cộng đồng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo