Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước? 

Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước? 
Các trường hợp sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh, … của người khác trong bài dự thi phải có trích dẫn nguồn đầy đủ.
ai làm đc mik cho 5 điểm 1 like 10 xu 
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
94
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong các tác phẩm mà em đã đọc, nhân vật Nguyễn Ánh trong cuốn "Vua Gia Long" của Nguyễn Thế Anh đã truyền cảm hứng cho em về tinh thần kiên trì, quyết tâm và sự hy sinh vì đất nước. Nguyễn Ánh đã không ngừng nỗ lực, chiến đấu để đánh bại kẻ thù, thống nhất đất nước và xây dựng một triều đại vững mạnh. Tinh thần của Nguyễn Ánh đã khơi dậy trong em khát vọng cống hiến và phát triển đất nước, đồng thời nhắc nhở em về trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội.

Trích dẫn nguồn: "Vua Gia Long" của Nguyễn Thế Anh.
2
0
Quang Huy
14/05 20:05:08
+5đ tặng

Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài là một hình tượng đặc sắc, thể hiện rõ nét quá trình trưởng thành, từ một chú dế trẻ ngông cuồng, kiêu ngạo trở thành một nhân vật có trách nhiệm và biết suy nghĩ. Ban đầu, Dế Mèn được miêu tả là một chàng dế thanh niên cường tráng, tự hào về ngoại hình và sức mạnh của mình. Tuy nhiên, tính cách kiêu căng và ích kỷ của Dế Mèn đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, như cái chết của Dế Choắt.

Qua sự kiện này, Dế Mèn đã trải qua sự thức tỉnh và học hỏi. Từ một chú dế chỉ biết đến bản thân, Dế Mèn dần nhận ra giá trị của sự quan tâm và giúp đỡ người khác. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở việc Dế Mèn bắt đầu suy nghĩ về hậu quả của hành động mình mà còn ở việc chú dế bắt đầu hành động với lòng trắc ẩn và tinh thần trách nhiệm.

Nhà văn Tô Hoài đã sử dụng hình tượng Dế Mèn để truyền tải thông điệp về sự trưởng thành, về việc từ bỏ tính kiêu ngạo, tự phụ và hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Dế Mèn trở thành biểu tượng cho hành trình của tuổi trẻ, cho thấy rằng mỗi chúng ta đều có khả năng thay đổi và trở nên tốt đẹp hơn thông qua những trải nghiệm và bài học trong cuộc sống. Đây là một bài học quý giá mà nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc, đặc biệt là các bạn trẻ, về việc xây dựng một nhân cách đẹp và một tâm hồn giàu lòng nhân ái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
QCường
14/05 20:05:18
+4đ tặng
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 

Em may mắn được hưởng từ cha và mẹ lòng say mê đọc sách. Một trong những quyển sách em thích nhất là quyển: Túp lều bác Tôm của nhà văn người Mĩ Harriet Beecher Stowe. Có lẽ đây là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Harriet Beecher Stowe, đã nhiều lần được chuyển thể thành phim, kịch và có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Túp lều bác Tôm là một câu chuyện buồn và mang đầy ý nghĩa nhân văn. Câu chuyện kể về cuộc đời của bác Tôm, một người nô lệ da đen nhưng giàu lòng nhân hậu và trọng danh dự.

Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng , để bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miềm Nam nước Mỹ, nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời bác. Tác phẩm còn kể số phận của Êlida cùng đứa con bỏ trốn. Đó là một người mẹ đã hy sinh tất cả để cứu đứa con khỏi rơi vào tay một tên buôn nô lệ; tàn ác đó là một người vợ tha thiết yêu chồng - một thanh niên thông minh đã sáng chế ra một cái máy tước sợi gai; mà cuộc đời cũng bị đày đọa trăm nghìn cay đắng.

“Túp lều bác Tôm” ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tôm, những người mẹ dũng cảm như Êlida, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như Goócgiơ. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ nhan nhản những tên con buôn, những tên chủ nô lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, bọn côn đồ chỉ biết tôn thờ tiền vàng. Đồng tiền vàng làm chúng mất hết tính người.

Có thể nói, Túp lều bác Tôm đã đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ. Ở "Túp lề bác Tôm" mỗi người đọc có thể tìm thấy đâu đó trong xã hội tối tăm ấy vẫn tràn ngập tình yêu thương con người, nơi người ta sống trong chế độ nô lệ nhưng không bị nó làm hoen ố tâm hồn. Mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp tâm hồn đáng ngưỡng mộ, và tất cả họ vẽ nên một cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, những người nô lệ, dù là thân phận nô lệ, họ vẫn có quyền hạnh phúc với thân phận của họ.

phan quỳnh
ơ tại sao mik chấm chỉ có 3 thế

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư