Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn trình bày ý kiến được gợi ra từ văn bản Gió lạnh đầu mùa

viết bài văn trình bày ý kiến được gợi ra từ văn bản gió lạnh Đầu Mùa
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
93
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Mỗi khi gió lạnh đầu mùa về, tôi lại cảm thấy những cảm xúc lạ lẫm hiện lên trong lòng. Đó là cảm giác hồi hộp, lo lắng nhưng cũng đầy hứng khởi và sự mới mẻ.

Giữa không khí se lạnh của mùa thu, tôi thường bắt gặp những tia nắng ấm áp chiếu rọi qua những tán cây vàng rực. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời khi tôi cảm nhận được sự hòa quyện giữa cái lạnh của mùa và cái ấm của ánh nắng. Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra rằng, trong cuộc sống này, luôn tồn tại sự cân bằng giữa những điều tưởng chừng đối lập.

Mỗi khi gió lạnh đầu mùa thổi qua, tôi lại nhớ về những kỷ niệm xưa cũ, những ngày tháng êm đềm và bình yên. Những kỷ niệm ấy như những chiếc lá rơi khẽ trên đất, mang theo những hạt sương buồn bên cạnh. Nhưng đồng thời, gió lạnh cũng đem đến cho tôi cảm giác hứng khởi, sự khao khát khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ.

Giữa không gian yên bình của mùa thu, tôi thường tìm thấy sự yên tĩnh và thanh thản trong lòng mình. Đó là lúc tôi có thời gian để suy ngẫm, để đánh giá lại bản thân và để tìm ra những điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Gió lạnh đầu mùa như một lời nhắc nhở cho tôi rằng, đôi khi cần phải dừng lại, để cảm nhận và trân trọng những điều nhỏ nhặt xung quanh.

Với tôi, gió lạnh đầu mùa không chỉ là dấu hiệu của sự thay đổi của thời tiết mà còn là cơ hội để tôi tìm lại chính mình, để khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời để tôi thấu hiểu rằng, trong cuộc sống này, không có gì là mãi mãi, mà chỉ có sự thay đổi và tiến bộ.
1
2
+5đ tặng
Chúc b học tốt, đừng quên chấm cho mình điểm cao nhất nha b iuu:33

Đọc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, chúng ta hiểu rằng dụng ý của tác giả không chỉ ca ngợi, khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất, tính cách của người em mà chủ yếu là bài học về sự thức tỉnh qua nhân vật người anh. Tuy nhiên, nhân vật Kiều Phương vẫn để lại những ấn tượng đẹp dù chỉ qua những khắc họa không nhiều của tác giả.

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể chuyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình. Vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối chuyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.

Vẻ dẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội họa, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà Mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt” – “Mèo mà lại! Em không phá là được….” Khi người anh tỏ vẻ khó chịu: “- Này, em không để chúng nó yên được à?”. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội họa, theo lời chú Tiến Lê đấy còn là một thiên tài hội họa. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ giấu người anh, không ngờ là những bức tranh đọc đáo “có thể đem đóng treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của Mèo đã phải thốt lên sung sướng: “Ôi! Con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.” Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Taaif năng của Kiều Phương được công nhận bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ Quốc tế, khiến cho cả nhà “vui như tết”. Riêng chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã giành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. “Nó lao vào ôm cổ tôi, tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra”. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng. Một em bé đáng yêu!

Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh cũng đã tự nhìn rõ về mình để vượt lên những hạn chế về lòng tự ái và tự ti: “ Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến kia?”. Đây chính là lúc nhân vật tự thức rỉnh để hoàn thiện nhân cách bản thân.

Có thể nói, thành công của truyện ngắn không chỉ dừng lại ở việc xây dựng thành công hình tượng người anh mà còn khắc họa hình ảnh nhân vật Kiều Phương với tấm lòng nhân hậu, vừa đời thường vừa rất cổ tích đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Nét đẹp ấy ta có thể bắt gặp thật nhiều trong cuộc sống, những nét đẹp ấy làm cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu, đáng quý.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
QCường
14/05 21:23:27
+4đ tặng
Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.
 
QCường
cậu ơi , cậu có thể chấm điểm cho tớ đc khum ạ >w<
1
1
Minh Khuê
14/05 21:25:47
+3đ tặng

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - được nhà văn xây dựng đầy chân thực.

Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị. Mọi người trong gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Sơn là một cậu bé rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×