Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bác Hồ đã từng dạy:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc học và thi lịch sử luôn trong tình trạng báo động, là vấn đề mà ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.
Mới đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2014 với 4 môn thi (2 bắt buộc và 2 tự chọn). Thí sinh thi 2 môn bắt buộc là Toán, Văn và 2 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử và Ngoại ngữ. Qua khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho chúng ta kết quả rất đáng quan ngại. Cụ thể: Trường THPT Lương Thế Vinh (0% chọn lịch sử); Trường THPT Cầu Giấy (1.7%); Trường THPT Hồ Tùng Mậu (chỉ có 1 em chọn lịch sử)… Và đây cũng là bức tranh chung u ám của nhiều trường trên toàn quốc.
Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Học lịch sử là để học tinh thần yêu nước. Tuy nhiên, với vai trò vô cùng quan trọng như vậy tại sao học sinh ngày nay lại có thể “thờ ơ, lạnh nhạt” với môn học này, có thể xem xét ở một số góc độ sau.
Trong các trường trung học thì việc học sinh không “thiết tha” với các môn học xã hội đã diễn ra từ lâu. Nguyên nhân mà các môn học này rơi vào tình trạng này năm ngay ở bản chất của nó. Khoa học xã hội phát triển từ lâu đời, thành quả của nó không thể hiện hữu ngay lập tức mà nó cần quá trình dài để phát triển và chứng minh. Người ta không nhận thức được vai trò và ý nghĩa của các môn học này, do đó thường không chọn lựa nó trong chương trình học.
Dễ thấy một điều rằng học và thi các môn tự nhiên khả năng được điểm cao hơn các môn xã hội nói chung, lịch sử nói riêng. Ngoài ra thì các môn xã hội khi thi đại học ít có cơ hôi chọn trường, chọn ngành hơn. Do đó sẽ ít học sinh chọn môn học này. Việc định hướng giá trị trong xã hội (vật chất hay tinh thần) ảnh hưởng đến sự lựa chọn môn học của học sinh. Cùng với nó là sự lên ngôi của các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nghệ ở bậc đại học trong những năm qua góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Ngày càng ít học sinh có năng lực đam mê hoặc có mong muốn theo học môn lịch sử. Nội dung lịch sử hiện nay còn khô khan, khó tiếp thu. Nội dung của lịch sử thiếu sự cập nhật và thiếu thực tiễn khiến người học có tâm lý chán nản. Người học ngại học, không dám học, thường kết quả kiểm tra kém. Cần phải khẳng định rằng học lịch sử không để thỏa mãn kiến thức. Học môn học này cần tiếp nối các vấn đề, lối tư duy của lịch sử để phục vụ trong thời đại hiện nay.
Các bộ môn xã hội hiện nay vẫn thường giảng dạy với phương pháp cũ: “thầy đọc trò ghi, học thuộc lòng” khiến người học không hứng thú học. Cốt yếu là cái tinh thần của sự kiện lịch sử thì chưa truyền thụ được cho học sinh. Điều nghịch lý là bắt học sinh nhớ từng ngày tháng, thuộc lòng; mà đôi khi học sinh lại không cần biết sự kiện đó có ý nghĩa ra sao, tại sao lại xuất hiện? Dạy lịch sử không phải để nhớ sự kiện, biết sự kiện quan trọng là “tư duy lịch sử”. Ví như trong một hoàn cảnh lịch sử đó thì có ý nghĩa gì, dẫn đến sự kiện gì tiếp theo. Điều quan trọng hơn nữa là học lịch sử giải quyết các vấn đề trong tương lại (các bài học của lịch sử). Trong nhiều năm nay, môn lịch sử luôn bị coi là môn phụ, là môn thi của những người không học được khối A, B, D và là môn của những người học “thuộc lòng”. Trong chương trình học thì số tiết cũng ít hơn các môn học khác, dẫn đến tâm lý dạy và học đối phó, học nhồi nhét trước kỳ thi. Chúng ta xem xét một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, không ở đâu xa như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…Đó là những nền giáo dục biết coi trọng môn lịch sử thể hiện qua việc sản xuất và xuất khẩu được nhiều bộ phim lịch sử của nước mình. Có được điều đó xuất phát từ việc nhà nước, xã hội và nhà trường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục lịch sử dân tộc. Một quốc gia hùng mạnh không chỉ ở nền kinh tế phát triển, quân sự tiến tiến mà nó còn ở truyền thống của dân tộc đó (bề dày lịch sử). Đất nước ta đã có 4000 năm lịch sử, với một quá khứ hào hùng. Từ chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, đến Điện Biên Phủ (Chống Pháp), rồi chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (Chống Mỹ)... Với một bề dày lịch sử như vậy, việc giáo dục những truyền thống, giá trị đẹp của dân tộc Việt đến thế hệ mai sau là nhiệm vụ rất quan trọng.
Có rất nhiều ý kiến nhằm đưa lịch sử vào trong lòng các thế hệ trẻ hiện nay: Đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi chương trình học, nâng cao nhận thức xã hội về lịch sử… Tuy nhiên, việc thực hiện và hiệu quả của nó vẫn là dấu hỏi lớn. Đây vẫn là bài toán khó cho ngành giáo dục hiên nay, cần có sự chung tay giúp sức của toàn xã hội. Không phải một sớm một chiều mà có lấy lại sự hứng thú của người học đối với môn lịch sử. Chúng ta vẫn phải chờ đợi lời giải đáp của ngành giáo dục của Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |