Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? Theo văn bản trên, đâu là biểu hiện của cuộc sống đa dạng?

Có những hình thức thể hiện được đầy đủ nội dung, nhưng cũng có hình thức độc lập, thậm chí trái ngược hẳn với nội dung. Cuộc sống đa dạng là vậy đó.
Một con người nói năng trôi chảy gọn gàng thường chứa đựng một tư duy chặt chẽ, sâu sắc. Song cũng không phải một hình thức diễn đạt nào cũng đi kèm với một nội dung tương ứng.
Một con người ăn mặc đẹp, sang trọng có khi là con người đứng đắn, tử tế. Nhưng cũng có người nhìn bề ngoài thì tuyệt vời nhưng qua tiếp xúc thì phẩm chất tỏ ra quá tầm thường thậm chí còn tồi tệ nữa. Ông bà A có đứa con hư hỏng; đã bước vào tuổi trưởng thành mà nói năng xấc xược, tục tĩu, hay đánh mắng trẻ con, trêu ghẹo phụ nữ, chơi bời trác táng. Ông bà A thật là khổ sở, buồn bã mỗi khi họp tổ dân phố, khi nghe người ta nhận xét về con mình.
Một dịp, nhân thị trấn tổ chức lễ hội, bà A nảy sáng kiến, mua cho đứa con một bộ complet, một cái cà vạt với hy vọng với cách ăn mặc đẹp đẽ, lịch sự như vậy mọi người sẽ có cái nhìn nhận khác, đứa con mình qua đó sẽ trở nên đứng đắn, nghiêm túc hơn chăng. Nhưng chẳng ngờ, cậu ta vẫn chứng nào tật ấy. Bộ complet sang trọng kia càng làm cho hình ảnh cậu ta thêm kệch cỡm đến đáng ghét.
Rõ ràng không thể lấy hình thức mà che đậy nội dung, không thể lấy bề ngoài mà đánh lừa được thiên hạ, và chỉnh sửa được cái bên trong đã rỗng tuếch, thối nát. Vấn đề là phải tìm đúng nguyên nhân đích thực rồi tìm cách xóa bỏ nó mới mong kiểm soát được kết quả cuối cùng.
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?.
Câu 2. Theo văn bản trên, đâu là biểu hiện của cuộc sống đa dạng?
Câu 3: Theo em hiểu: vì sao mặc đẹp chưa hẳn là người tử tế?
Câu 4. Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học ý nghĩa với em.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
61
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên là mô tả và phân tích tình huống.

Câu 2: Biểu hiện của cuộc sống đa dạng trong văn bản là sự đa chiều, không thể đánh giá một người qua bề ngoài mà cần xem xét cả nội dung bên trong.

Câu 3: Mặc đẹp chưa hẳn là người tử tế vì phẩm chất của một người không chỉ được đánh giá qua bề ngoài mà còn qua hành động và tư duy bên trong.

Câu 4: Bài học ý nghĩa từ văn bản trên là không nên đánh giá người khác qua hình thức bề ngoài mà cần xem xét cả nội dung bên trong, và chỉ có thể thay đổi và cải thiện bản thân từ bên trong, không thể che đậy bằng hình thức bên ngoài.
1
0
Phương Linh Nguyễn
20/05/2024 19:33:24
+5đ tặng
Câu 1. Nghị luận
Câu 2 : Có những hình thức thể hiện được đầy đủ nội dung, nhưng cũng có hình thức độc lập, thậm chí trái ngược hẳn với nội dung.
Câu 3 : Để đánh giá một người tử tế thì đánh giá nhân cách bên trong họ . Có người mặc đẹp , nhân cách tốt thì họ là người tử tế nhưng cũng có người nhân cách kém lại ngụy trang bằng những bộ đồ đẹp đẽ , lộng lẫy nên chúng ta không thể đánh giá sự tử tế một con người qua những bộ đồ , vẻ ngoài họ .
Câu 4 : Ý nghĩa : Đoạn cuối bài

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×