Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Làm giùm mình bài văn "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – PHẠM TIẾN DUẬT
Đề 1. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
-
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
96
1
0
Trung Trần
21/05 08:08:19
+5đ tặng
bom bão đạn, khi cái chết luôn cận kề thì những người lính vẫn giữ được sự tự tin, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Đảo ngữ "ung dung" lên đầu câu kết hợp với điệp từ "nhìn" đã tái hiện sống động tư thế vững vàng, tự tin cùng khí phách hiên ngang, kiên cường, coi thường hiểm nguy của những người lính. Đi trong bầu không khí căng thẳng, hiểm nguy "bom giật bom rung" nhưng những người lĩnh vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, giữ được tay lái vững vàng , tinh thần ấy được thể hiện qua ánh nhìn đầy quyết tâm "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng".
 
Khác với nhịp thơ 2/2/2 trong câu thơ thứ 4, đến những câu thơ sau nhịp thơ trở nên dồn dập khi diễn tả cảm giác, tinh thần của những người lính trên đường ra trận:
 
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
 
Hình ảnh "gió", "con đường", "sao trời" mang đậm cảm hứng lãng mạn, đây không chỉ là những hình ảnh thực mà những người lính bắt gặp trên đường mà còn phản chiếu thế giới tâm hồn lãng mạn, phong phú của người lính. Trước hết, về ý nghĩa tả thực, vì chiếc xe không có kính nên khi chạy, những cơn gió lùa vào khiến cho đôi mắt của những người lính trở nên cay xè "xoa mắt đắng", xe không kính nên tầm nhìn của những người lính cũng trở nên rõ ràng hơn "thấy con đường chạy thẳng vào tim", ánh sao và cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Điệp từ "nhìn" làm cho nhịp thơ trở nên hối hả, hào hứng. Lời thơ như lời tâm sự đầy hăng say, thoải mái. Hình ảnh gió, con đường, sao, cánh chim còn thể hiện được tâm hồn lãng mạn, đầy mộng mơ của những người lính. Trong gian khổ, khốc liệt những người lính vẫn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt lạc quan, đầy chất trẻ, chất lính. Những khó khăn của hoàn cảnh đều được tâm hồn lãng mạn ấy "hóa giải" thành những cảm nhận thật độc đáo, thú vị, những cơn gió thổi mạnh, sao trời và cánh chim đột ngột đã trở thành người bạn đồng hành của những người lính khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, chỉ với hai khổ thơ đầu, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho chúng ta những ấn tượng thật sâu sắc về những chiếc xe không kính đi ra từ trong bom rơi, cùng với đó là một hình ảnh, tinh thần thật đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quang Huy
21/05 08:08:56
+4đ tặng

Là một trong những cây bút tiêu biểu của các thế hệ trẻ thời kì chống MĨ cứu nước, nahf thơ Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên , sự tinh nghich dầy dí dỏm trong những câu thơ của mình . Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã làm nổi bật lên hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ngang tàng, ung ung và lạc quan yêu đời.

Với phong cách thơ cuat mình, Phạm Tiến Duật đã thể hiện cách nhìn người của mình ở hai câu thơ mở đầu không hề hoa lệ , bóng bẩy, không dùng hình ảnh của thiên nhiên đẹp đẽ để so sánh, không trau truốt mà vô cùng giản dị, rất thật, hình ảnh chiếc xe trong thơ rất trần trụi, bình dị, và đặc biệt không nguyên vẹn vì chiếc xe không có kính:

" Không có kính không phải xe không có kính 

Bom giật bom rung kính vớ đi rồi. "

Lí giải cho câu trên vì sao chiếc xe lại không nguyên vẹn không có kính bởi lẽ đã bị " Bom giật, bom rung " làm cho kính của chiếc xe bị vỡ. Thế nhưng chiếc xe không kính ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Chiếc xe đầy tự tin, không hề run sợ trước bom đạn khủng khiếp của giặc Mỹ. Khác với vẻ bên ngoài của chiếc xe thì bên trong chiếc xe lại mang vẻ dũng cảm, hiên ngang đầy sự ngang tàn. Xe vẫn băng băng ra tiền tuyến , băng qua những đoạn đường đầy nguy hiểm. Có khác đoa là hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn. VÌ xe không có kính nên các anh được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên mây trời bên ngoài. Các hình ảnh của tư nhiên : gió, sao trời, cánh chim và cả bầu trời rộng lớn " cũng sa, cũng ùa " vào buồng lái, hòa chung nhịp thở của các anh.

" Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Ở đây không hề có sự ràng buộc hay rào cản nào có thể khiến cho các chiến sĩ lái xe ấy lùi chí hay nả bước, ngăn cản các anh tiếp xúc, hòa nhịp thờ của mình với trời đấy thiên nhiên của quê hương yêu dấu. Không chỉ có các anh mà thiên nhiên cũng muốn hoà đồng điệu với các khí thế ấy. Chính vì thế mà các anh nước đất, nhìn trời, nhin thẳng một cách thoải mái và tự tin đến như vậy. Những hành động này thể hiện sự đối mặt trực tiếp với mẹ thiên nhiên, đối diện với gian khó của cuộc chiến, các anh như làm chủ cuộc chiến mà không hề mảy may đến sự nguy hiểm , một lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến sức mình để bảo vệ tổ quốc. Vị từ " ung dung " trong câu thơ " được chon để đặt lên đầu câu thơ, được đặt lên trước cả cụm chủ vị, trước cả trạng ngữ chỉ nơi chốn " buồng lái " để có thể làm rõ tư thế đứng trên đầu kẻ thù của các chiến sĩ lái xe. Cách sử dụng nhịp thơ hai - hai - bốn, hình ảnh, ngôn ngữ thơ chân thật, biểu hiện thái độ và tư tưởng của người lính : tin tưởng và quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ của cuộc chiến để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

ở đoạn thơ thứ hai, nhà thơ đã tập trung làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ:

" Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường như chạy thẳng vào tim

Nhìn thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái"

Nhưng câu thơ thực, thực đến từng chi tiết sống động đầy chân thực làm ta như thấy nhà thơ đang tự cầm vô lăng mà lái chiếc xe không kính đó vậy. Đoạn thơ đã diễn tat về tốc độ của chiếc xe đang lao nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột bởi xe không có kính chắn gó nhưng lại đậm chất lãng mạn. làm cho người đọc chúng ta được rõ ràng và trực diện. Anh chiến sĩ ấy không chỉ cảm thấy có gió và xoa mắt đắng mà còn nhìn thấy những cơn gió vô hình. Cơn gió dường như chẳng vô tình mà đã vào " Xoa " mắt đắng để làm dịu bớt đi sự đắng, khó chịu bởi những đôi mắt ấy đã thức trắng đêm dài để lái xe vận tải hàng hóa thức ăn lương thực cho chiến truyến. Động từ " xoa " ở đây vô cùng tinh tế và làm bật lên sự vất vả mà các anh phải trải qua nơi núi rừng hiểm trở.Cảm giác khó chị càng phát triển mạnh mẽ hơn khi các anh còn " nhìn thấy  con đường chạy thẳng vào tim ". Sự liên tưởng thật đẹp và độc đáo khi chiếc xe đang lao tới , con đươbgf đã chạy ngược về phía người lái. Sự tin tưởng phù hơp với tâm lòng của ngưới lái xe đó là tấm lòng nhiệt tình, hăng say trong nhiệm vụ , trái tim dạt dào lòng yêu tổ quốc quê hương. Cụ thể là con đường thân thuộc, gần gũi, con đường chứa bao đạn bom của kẻ thù, máu lửa. Chiếc xe vẫn lao nhanh, tiến lên vì người lính hiểu rõ mục đích, lý tưởng công việc cao cả của mình là cống hiến, hoạt động vì ai? Để làm gì? Cuộc chiến đấu thật lắm hiểm nguy, thử thách nhưng tâm hồn người chiến sĩ vẫn luôn lãng mạn, bay bổng khi anh quan sát từ chiếc không kính để thấy được sao trời, cánh chim,... Điệp từ nhìn thấy diễn tả thái độ quan sát chủ động của người chiến sĩ đối với cảnh vật thì động từ thấy lại nhấn mạnh sự xuất hiện bất ngờ, mau lẹ đột ngột của cánh chim đêm. Cách nhìn thật tinh tế và lạc quan. Một ánh sao, một cánh chi cũng làm anh chú ý, xao xuyến. NHịp thơ trở nên nhanh gấp, sôi nổi thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên và đặc biệt là niềm lạc quan của người chiến sĩ. Đó cũng là thái độ chung của người chiến sĩ giải phogs quân thời chống Mỹ.

1
1
Antony
21/05 08:09:45
+3đ tặng

Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, Phạm Tiến Duật đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên, tinh nghịch trong thơ ông. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, dí dỏm làm nổi bật hình ảnh những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngang tàng, ung dung và lạc quan yêu đời.

Không như các nhà thơ khác, Phạm Tiến Duật đã thể hiện tính cách khác người của mình ngay ở hai câu thơ mở đầu. Không mĩ lệ hóa, không dùng hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ để so sánh, không trau chuốt, không bóng bẩy, hình ảnh chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật rất trần trụi, bình dị, không nguyên vẹn:

Không có kính không phải vì xe không có kính.

Đơn giản là vì Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi nên xe không còn nguyên vẹn nữa. Thế nhưng, chiếc xe không kính ấy vẫn băng băng ra chiến trường.

Chiếc xe đầy tự tin, không hề lo sợ trước bom đạn khủng khiếp của giặc Mĩ. Khác với những gì trần trụi bên ngoài, đây là một chiếc xe dũng cảm, hiên ngang. Xe vẫn băng ra tiền tuyến trên những đoạn đường đầy hiểm nguy. Có khác chăng đó là hình tượng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Vì xe không có kính nên các anh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Gió, sao trời, cánh chim, và cả bầu trời rộng cũng ùa vào buồng lái, hòa cùng nhịp thở nhộn nhịp của các anh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.

Không có một sự ràng buộc hay rào cản nào ngăn cách các anh tiếp xúc với đất trời. Mà cả thiên nhiên cũng muốn hòa mình với khí thế ấy. Chính vì thế mà các anh có thể nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng một cách rất thoải mái, tự nhiên.

Không có kính thì điều kiện chiến đấu cũng thiếu thốn nhưng các anh vẫn yêu đời, vẫn tự tin vào chiến thắng. Các anh xem mọi trở ngại chỉ là dịp để thử thách bản thân:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Điệp cấu trúc không có kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngang tàng, bất chấp tất cả khó khăn. Không có kính chắn bụi thì đương nhiên phải có bụi bám lên tóc, nhưng các anh vẫn không lo, cứ để vậy mà nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha. Không có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng các anh cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Các anh vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thôi! Dù có thiếu thốn, cực khổ đến đâu, các anh vẫn yêu thương, chia sẻ cho nhau tình yêu thương:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Dường như trong chiến đấu gian khổ giúp chiến sĩ tôi rèn ý chí và giúp cho tình đồng đội của các anh thêm gắn bó, keo sơn. Dù vào sinh ra tử nhưng người lính vẫn hồn nhiên, vô tư và lạc quan tin tưởng. Chỉ một cái bắt tay qua khung kính vỡ rồi nhưng cũng đủ gieo vào nhau những tình cảm tốt đẹp, các anh động viên nhau tiến bước quân hành. Tình cảm ấy đã làm các anh cảm thấy đầm ấm khi cùng chung tiểu đội:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Tiểu đội của các anh như một gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Ở đó có vẻ đẹp của sự sum họp, chan hòa. Các anh có chung một điểm tựa, tâm hồn nên gia đình ở chiến trường của các anh đều cùng chung một nhiệm vụ thiêng liêng. Các anh luôn tin tưởng vào tương lai đang chờ đợi phía trước. Câu thơ lại đi, lại đi trời xanh thêm với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi đã tạo nên một âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng.

Điều làm nên sự chiến thắng của các anh chính là lòng yêu nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà:

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cản trong xe có một trái tim.

Ở các anh có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không có và cái có. Bom đạn kẻ thù đã làm cho xe không có rất nhiều. Không kính, không đèn, không mui nên chiếc xe đã trở nên trần trụi đến kì lạ, xe không còn nguyên vẹn… Nhưng một thứ rất cần mà các anh đã có, đó là trái tim yêu nước. Trái tim đầy nhiệt thành cách mạng, sẽ chiến thắng những thiếu thốn về vật chất. Trái tim yêu nước đã điều khiển chiếc xe không nguyên vẹn ấy băng về phía trước, nơi miền Nam ruột thịt. Sức mạnh để xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính.

Với chất liệu hiện thực độc đáo, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×