Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
23/05 11:02:37

VIẾT BÀI VĂN. 1. Bài học về lòng nhân ái qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"

VIẾT BÀI VĂN
1. Bài học về lòng nhân ái qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
1 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài học về lòng nhân ái qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Điều này nhấn mạnh tới tinh thần nhân ái, lòng tốt và sự chia sẻ với mọi người xung quanh. Bằng cách thương yêu, chia sẻ và giúp đỡ người khác, chúng ta không chỉ làm cho người khác hạnh phúc mà còn tạo ra một môi trường sống tích cực và hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Lòng nhân ái không chỉ là việc giúp đỡ người khác trong những hoàn cảnh khó khăn mà còn là sự tôn trọng, quan tâm và chia sẻ với họ trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể thể hiện lòng nhân ái thông qua những hành động nhỏ nhặt như lắng nghe, chia sẻ, cảm thông và đồng cảm với người khác.

Việc thương người như thể thương thân cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của tình thân, tình yêu và sự đoàn kết trong gia đình. Khi chúng ta biết thương yêu và quan tâm đến người khác như thể họ là người thân trong gia đình, chúng ta sẽ tạo ra một môi trường sống hài hòa, đoàn kết và yêu thương.

Với tinh thần nhân ái và lòng tốt, chúng ta sẽ không chỉ làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và phồn thịnh. Hãy luôn nhớ rằng, thương người như thể thương thân là bài học quý giá mà chúng ta cần học và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
1
0
HDuck
23/05 11:13:47
+5đ tặng
1.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.

Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ.

Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.

Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha mẹ, vợ chồng, anh em... Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời du êm dịu bên nôi: Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót...

Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: Phụ tử tình thâm, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu muối là đạo con... Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng... đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.

Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu: Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay: Sông có khúc, người có lúc ý nói là trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.

Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng trăm triệu tấm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp, đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên,... đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn...

Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, đem lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền , bất hạnh,... Tất cả các dẫn chứng sinh động trên đã chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.

Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chân tình đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

2. 
 

Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống tôn trọng đạo lí. Những bài học đạo lí làm người luôn luôn được nhân dân ta nhắc nhở trong cuộc sống hằng ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là lời nhắc nhở sâu sắc về sự đền ơn đáp nghĩa cao quý trong cuộc sống.

Quả là một sản phẩm của cây, được tạo thành nhờ sự thụ phấn của hoa. Trong cuộc sống có thể hiểu quả là kết quả, thành quả, thành tựu đạt được qua một quá trình lao động tích cực.

Kẻ trồng cây là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo được hoa thơm, quả ngọt. Kẻ trồng cây chính là người đã tạo ra các thành quả lao động, đem đến sự hữu ích cho cuộc sống này.

Ăn là đón nhận, là hưởng thụ, quả là kết quả, thành quả tốt đẹp có ích ở đời. Người trồng cây là người tạo ra kết quả, thành quả có ích. Khi ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Người ăn quả là người đón nhận thành quả tốt đẹp đó.

Câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình.

Không một sự hữu ích nào nào tự nhiên mà có. Nó có được là nhờ sức lao động bền bỉ của con người. Như hoa thơm, quả ngọt trên cành, dẫu có tự nhiên nhưng thơm ngọt là nhờ có sự vun xới của con người. Người trồng cây là người gieo giống vun trồng đổ mồ hôi công sức để cây ra hoa kết trái. Không có người trồng cây thì không có cây xanh, không có trái ngọt. Từ trồng cây đến khi cây có trái là một quá trình lâu dài đầy vất vả, gian nan của người trồng cây. Vì vậy khi được ăn quả thì người ăn quả không thể không nhớ người trồng cây.

Người ăn quả là người hưởng thụ, được sử dụng thành quả do người khác tạo ra thành quả mang lại mà bản thân họ không phải tốn công sức thì khi sử dụng các thành quả đó, ta không thể không nhớ ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng. Biết ơn người đã cho ta điều tốt đẹp là lối sống phù hợp với đạo lý làm người của dân tộc. Ngược lại khi được hưởng thành quả lao động hay có được hạnh phúc do người khác đem lại mà ta không biết đến sự đền ơn đáp nghĩa là trái đạo lí, trở thành kẻ vô ơn, bạc nghĩa nhất định phải lên án.

Không ai có thể một mình mà tạo ra cả thế giới. Bản chất của cuộc sống là sự kế thừa các thành quả lao động. Những gì ta đang có hôm nay một phần lớn ta kế thừa từ các thế hệ đi trước. Dù muốn hay không muốn ta đều thụ hưởng các giá trị lao động của người khác tạo ra và để lại. Bởi thế, hãy sống có lòng biết ơn, trân trọng thành quả lao động của con người và không ngừng tạo ra các giá trị lao động hữu ích, góp phần thúc đẩy cuộc sống phát triển.

Trước hết phải biết kính trọng và biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đồng thời phải quý trọng sức lao động của con người. Không phung phí, làm tổn hại, thất thoát những giá trị lao động của bản thân và của người khác.

Học cách quý trọng các thành quả mình được hưởng, đồng thời phải phát huy hiệu quả của các thành quả đó trong quá trình sử dụng. Ngoài việc biết hưởng thụ ra ta còn phải biết giữ gìn và bảo vệ thành quả đó sao cho xứng đáng là người kế tục và cũng có trách nhiệm gieo giống vun trồng cây cho các thế hệ mai sau.

Quyết liệt phê phán những thái độ sai trái vô ơn, bạc nghĩa, sử dụng lãng phí hay phá hoại thành quả có ích và coi thường những người có công với nhân dân, với tổ quốc.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một bài học đạo đức sâu sắc, một lời khuyên chân thành có tính giáo dục cao đối với mọi thế hệ. Câu tục ngữ còn thể hiện phẩm chất tốt đẹp, đạo lí tri ân của con người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”. Học sinh thực hiện đạo lí sống có lòng biết ơn phải coi cha mẹ, thầy cô giáo là những người trồng cây, còn bản thân là người ăn quả, do đó phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Sống đúng với đạo lí dân tộc là cách tốt nhất để trưởng thành và trở thành người tốt đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo