Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
24/05 21:17:29

Cảm nhận về đoạn văn sau

cảm nhận về đoạn văn sau :Qua năm sau...nhưng việc đã trót qua rồi  (trích Chuyện người con gái Nam Xương)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
45
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn văn trên mang đến cảm xúc của sự tiếc nuối và hối hận về việc đã trót lỡ trong quá khứ. Câu chuyện về một người con gái ở Nam Xương đã qua một năm, nhưng cô vẫn cảm thấy hối hận về những việc đã xảy ra. Điều này thể hiện sự tiếc nuối và hối hận của con người khi nhìn lại quá khứ và nhận ra rằng họ đã làm sai điều gì đó. Đồng thời, đoạn văn cũng thể hiện sự nhẹ nhàng và sâu lắng trong cách diễn đạt, tạo nên một cảm xúc sâu sắc cho độc giả.
1
0
Kim Anh
24/05 21:18:22
+5đ tặng

Nguyễn Dữ là một đại thi hào nổi tiếng với tập truyện  Truyền kỳ mạn lục, ghi lại hết những truyện huyền ảo trên đời. Không ai xác minh thật thật giả giả, nhưng không thể phủ nhận những câu chuyện của ông đều được nhiều thế hệ biết đến. Trong đó,  Chuyện người con gái Nam Xương nhận được nhiều sự yêu mến và bàn luận về câu chuyện. Đoạn trích đặc sắc nhất, thể hiện rõ nhất tính cách của người phụ nữ chính là từ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói… gieo mình xuống sông mà chết.

     Trong đoạn trích này, nhân vật Vũ Nương được tác giả tạo dựng với những đặc điểm và tình huống đầy bi kịch. Vũ Nương bị chồng nghi ngờ về thất tiết của mình và phải chịu đựng sự oan trái. Câu nói của bé Đản về chiếc bóng đã tạo ra hiểu lầm và đánh đổ hạnh phúc của Vũ Nương. Điều này thể hiện sự đa nghi, ghen tuông và thiếu suy xét của chồng Trương Sinh hay chính là những người đàn ông gia trưởng trong thế hệ cũ. Vũ Nương đau khổ và không ngừng thanh minh để cố gắng níu kéo hạnh phúc. Bằng lời thanh minh của mình, nàng khẳng định lòng chung thủy và đức hạnh của mình, nhưng không thể được thấu hiểu và chấp nhận bởi Trương Sinh. Sự bế tắc và cô đơn khi không thể trông dựa vào ai đã khiến Vũ Nương tìm đến con sông Hoàng Giang và tự vẫn. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết trong sạch để thoát khỏi những oan trái và hy vọng được thấu hiểu.

     Hành động này là sự kết thúc bi kịch của cuộc đời nàng, khi tình yêu, hạnh phúc và lòng trong sạch của Vũ Nương không thể cứu vãn và trở thành cái chết trong sạch và đau thương. Điều này cũng thể hiện sự tự chủ và quyết đoán của Vũ Nương, khi nàng chọn cái chết làm lối thoát cuối cùng khỏi những khổ đau và oan trái trong cuộc sống. Nàng tự nhận mình là kẻ bạc mệnh bị chồng con ruồng rẫy, đó không chỉ là bi kịch của riêng nàng mà còn đại diện cho rất nhiều số phận khác trong xã hội cũ. Nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích này được tạo hình sắc nét bằng cách sử dụng ngôn ngữ giàu tính ước lệ, miêu tả hành động và sử dụng các điển tích và điển cố. Tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện tài năng và tâm huyết của mình thông qua việc phác họa một nhân vật phụ nữ với nhiều khía cạnh, tạo nên sự chân thực và độc đáo cho câu chuyện.


     Đồng thời, nhân vật Vũ Nương cũng trở thành biểu tượng cho sự bất công và thiệt thòi mà phụ nữ phải đối mặt trong xã hội. Từ cuộc sống của Vũ Nương, chúng ta rút ra bài học về sự cần cù, độc lập và tự chủ của người phụ nữ để đạt đến sự bình đẳng và hạnh phúc. Việc tôn trọng và tôn vinh phụ nữ cũng được nhấn mạnh như một yếu tố quan trọng trong xã hội hiện nay. Tôn trọng và tôn vinh phụ nữ là biểu hiện quan trọng và rõ ràng của sự tiến bộ trong xã hội và hạnh phúc gia đình. Chúng ta cần nhìn nhận giá trị của phụ nữ, công nhận sự cống hiến và đóng góp của họ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Ngoài ra, câu chuyện của Vũ Nương cũng khẳng định sự quyết tâm và sự đấu tranh của người phụ nữ để đạt đến hạnh phúc và tự do khi xã hội không đứng về phía mình.

     Vũ Nương trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một bài học về sự kiên trì, đấu tranh và quyết định của người phụ nữ trong cuộc sống. Dù số phận của Vũ Nương là bi kịch nhưng lại có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự bình đẳng và tôn trọng đối với phụ nữ, đồng thời khuyến khích con người hướng về xã hội văn minh hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Việt Hưng
24/05 21:38:17
+4đ tặng

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự đan xen hòa quyện giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng bởi do những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt và sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra đã khiến cái ước mơ bé nhỏ đó không trở thành hiện thực mà nó còn làm cho người phụ nữ đó rơi vào một tấn bi kịch không lối thoát. Người phụ nữ đó tên là Vũ Nương mang một nét tài sắc, nhưng lại mang một số phận đầy thảm thương, cay đắng.

 

Mở đầu tác phẩm, hình ảnh của Vũ Nương được tác giả thể hiện qua các câu văn biền ngẫu. Tác giả không nêu tư dung trước mà nêu phẩm giá, đức hạnh của người con gái đoan trang này. Đằng sau những câu văn tưởng chừng như thuật lại là một thái độ trân trọng ngợi ca. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, Vũ Nương lại được xuất hiện trong vẻ đẹp bình thường, giản dị, hoàn thiện, hoàn mỹ. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực trong xã hội phong kiến. Vũ Nương chính là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống, muôn đời của người con gái Việt Nam. Chỉ bằng những miêu tả ngắn gọn, súc tích đã tạo lên một trường liên tưởng cho người đọc.

 

Xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.

 

Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.

 

Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.

 

 

Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dâu hiếu thảo, hiếm có.

 

Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.

 

Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.

 

Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?

 

Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.

 

Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.

 

Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo