Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông hai qua đoạn trích

cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông hai qua đoạn trích:"người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh...có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
89
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn trích này, tâm trạng của nhân vật ông hai được mô tả qua cảm xúc của ông về hành động của người đàn bà ẵm con. Ông hai cảm thấy bất ngờ và bức xúc trước việc người đàn bà ấy cam tâm làm điều nhục nhã đó. Ông hai có thể cảm thấy tức giận, thất vọng và thậm chí là đau lòng khi nhìn thấy hành động không đứng đắn của người khác. Điều này cho thấy ông hai có lòng nhân từ và đạo đức, và ông không chấp nhận hành vi không đúng đắn.
0
0
Phạm Hiền
30/05 15:45:56
+5đ tặng
Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian đã được Kim Lân khắc họa chân thực qua truyện ngắn "Làng". Ông Hai là một người dân làng chợ Dầu rất yêu và hay khoe về làng kháng chiến của mình nhưng do có chiến tranh nên phải cùng gia đình đi tản cư bởi tản cư cũng là yêu nước. Dù đã đi xa nhưng ông vẫn luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn, thỉnh thoảng lại nhớ về những kỉ niệm thời còn ở làng. Ông mong đến ngày đất nước thống nhất để được về làng cùng những người anh em "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá..." . Khi hay tin làng chợ Dầu Việt gian ông Hai không khỏi bất ngờ, sửng sốt đến mức “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thở nổi”. Dường như quá ngạc nhiên, ông chưa thể tin vào việc vừa nghe, ông lắp bắp, cố vặn hỏi lại “Liệu có thật không hở bác?”. Nhưng rồi ông đã bị chứng cứ quá rõ ràng, rành rọt người của đàn bà tản cư thuyết phục khiến ông xấu hổ vô cùng, đánh trống lảng “Hà nắng gớm, về nào”. Người nông dân yêu nước ấy ra về trong tư thế “cúi gằm mặt xuống mà đi” để tránh những ánh mắt xăm xoi của mọi người. Về đến nhà, ông vẫn không khỏi choáng váng vì tin dữ, ông “nằm vật ra giường”mà khóc, ông khóc vì tủi thân cho mình, đau lòng khi nghĩ về những đứa con ngây thơ “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. Nỗi uất hận, đau xót khi nghĩ đến những kẻ bán nước, việc niềm tin của mình bị phản bội, ông Hai không khỏi tức giận “Chúng may ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Hình như vẫn chưa tin vào cái tin ấy khiến ông trong trạng thái nửa tin nửa ngờ, ngồi điểm lại mặt từng người thấy họ đều là những người có tinh thần, đã quyết một sống một chết với giặc nhưng lời nói của người đàn bà ấy làm ông không thể không tin đó là sự thật. Bằng ngôi kể thứ ba - điểm nhìn ông Hai, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại, Kim Lân đã miêu tả thành công diễn biến tâm trạng của ông Hai - đại diện cho những người nông dân với tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn khi hay cái tin cái làng ông luôn yêu Việt gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
cobesitinhh
31/05 14:06:17
+4đ tặng

Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống làng quê. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có tên là "Làng". Câu chuyện lấy bối cảnh trong thời kì đầu của chiến tranh chống Pháp, kể về câu chuyện ông Hai khi nghe tin làng của mình đã theo giặc. Diễn biến tâm trạng của ông Hai thể hiện rất rõ trong câu chuyện, từng cung bậc cảm xúc của ông Hai từ khi nghe tin đồn cho đến khi thông tin được cải chính.

Khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng xấu hổ. Tác giả đã miêu tả rất cụ thể tâm trạng của nhân vật ông Hai trước tin dữ đó. Lúc đầu, nghe tin từ người phụ nữ tản cư, ông Hai bàng hoàng đến mức: "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được. Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin".  Từ đó, tâm trạng ông Hai luôn bị ám ảnh, dằn vặt bởi cảm giác tội lỗi là kẻ phản quốc. Nghe những lời chửi rủa của lũ Việt gian, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà lảng tránh.

Về đến nhà, ông Hai thấy tủi thân vô cùng. Ông nhìn những đứa con của mình mà nước mắt cứ trào ra. Ông thương con sẽ bị người ta khinh bỉ là trẻ con làng Việt gian, ông sợ chúng sẽ bị người đời rẻ rúng, hắt hủi. Ông đau lòng trách cứ những người phản bội trong làng. Ông cũng thương cả thân mình vì từ nay đã mang tiếng là dân làng Việt gian. Mấy hôm sau, ông Hai chỉ ở trong nhà nghe ngóng, chẳng dám đi đâu. Ông cảm thấy nhục nhã và sợ hãi mỗi khi nghe người ta nhắc đến Tây, Việt gian,... là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít"

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình thế khó xử, căng thẳng khi biết tin bà chủ sẽ đuổi hết những người làng chợ Dầu ở nơi sơ tán. Ông cảm thấy tủi nhục và sợ hãi vì không còn đường sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy đến đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm càng được đẩy lên cao trào. Ý nghĩ quay về làng đã này lên trong đầu ông nhưng ông hiểu rằng đó là phản bội cách mạng, phản bội Bác Hồ. Rồi ông quyết định làm theo cách của mình: "Làng thì thương thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Rõ ràng, lòng yêu nước rộng hơn, bao hàm cả tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng quê. Chính vì vậy ông rất buồn và xấu hổ. Trong giây phút căng thẳng, bế tắc ấy, ông chỉ biết trút bầu tâm sự với đứa con út. Qua cuộc trò chuyện ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng, bền chặt với làng Chợ Dầu, tấm lòng trung thành với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai. Đó là tình yêu sâu nặng, thiêng liêng.

Khi biết tin làng Chợ Dầu chưa theo giặc, ông Hai mừng rỡ vô cùng. Khuôn mặt luôn buồn bã của ông bỗng trở nên vui vẻ và rạng rỡ. Ông ấy cũng thay đổi thái độ với các con của mình, mua bánh rán và chia cho chúng. Rồi ông chạy về báo tin cho mọi người biết nhà mình đã bị cháy, chứng tỏ lòng trung kiên của gia đình và làng xóm với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt lòng yêu nước lên trên tình cảm cá nhân. Đây là nét đẹp của ông Hai và cũng là của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng để miêu tả nhân vật ông Hai khiến ta dễ dàng nhận thấy sự thay đổi tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Sự thay đổi này được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua suy nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Nghệ thuật được sử dụng để miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động giúp người xem hiểu được tâm tư tình cảm của nhân vật một cách chân thực.

 

Trong "Làng", nhà văn Kim Lân đã miêu tả rất thuyết phục diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong suốt mấy tháng trời khi hay tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi thông tin được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai, ta thấy được tình yêu làng yêu nước và tinh thần kháng chiến rất quyết liệt. Ông Hai là hình ảnh lý tưởng của người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×