Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ sau:" ruộng nương anh gửi bạn thân cày... đầu súng trăng treo"

cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ sau:" ruộng nương anh gửi bạn thân cày... đầu súng trăng treo"
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
48
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày... đầu súng trăng treo" nằm trong bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, là một tác phẩm nổi bật trong nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ này khắc họa hình ảnh người lính với vẻ đẹp giản dị, chân thật và đầy tình người.

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày" thể hiện sự hy sinh thầm lặng của người lính. Họ đã tạm gác lại cuộc sống bình dị, công việc đồng áng, gửi gắm lại cho người thân để lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước sâu sắc của họ.

"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" là hình ảnh biểu tượng cho quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có những kỷ niệm thân thương. Sự nhớ nhung của giếng nước, gốc đa không chỉ là nỗi nhớ của người lính mà còn là nỗi nhớ của quê hương đối với những người con đã ra đi. Đây là sự gắn kết bền chặt giữa người lính và quê hương, là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng.

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh" thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người lính. Họ cùng nhau trải qua những khó khăn, gian khổ, cùng nhau chia sẻ từng cơn ớn lạnh, từng nỗi đau. Tình đồng chí, đồng đội trở nên thiêng liêng, cao quý hơn bao giờ hết.

"Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá" là hình ảnh chân thực về cuộc sống gian khổ của người lính. Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng họ vẫn kiên cường, lạc quan, cùng nhau vượt qua mọi thử thách.

"Miệng cười buốt giá" là nụ cười lạc quan, kiên cường của người lính trước những khó khăn, gian khổ. Họ không chỉ chiến đấu với kẻ thù mà còn chiến đấu với chính hoàn cảnh khắc nghiệt, với cái lạnh buốt giá của thời tiết.

"Chân không giày" là hình ảnh biểu tượng cho sự thiếu thốn, gian khổ của người lính. Dù không có giày, họ vẫn kiên cường bước đi, vẫn vững vàng trên con đường chiến đấu.

"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là biểu tượng cho tình đồng chí, đồng đội sâu sắc. Họ nắm tay nhau, truyền cho nhau sức mạnh, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

"Đêm nay rừng hoang sương muối" là hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, là thử thách mà người lính phải đối mặt. Nhưng trong hoàn cảnh đó, họ vẫn kiên cường, vẫn lạc quan.

"Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" là hình ảnh người lính luôn sẵn sàng chiến đấu, luôn bên nhau, cùng nhau đối mặt với kẻ thù.

"Đầu súng trăng treo" là hình ảnh đẹp, lãng mạn, thể hiện sự hòa quyện giữa hiện thực khắc nghiệt và vẻ đẹp thiên nhiên. Trăng treo trên đầu súng là biểu tượng cho sự lạc quan, niềm tin vào tương lai tươi sáng, là vẻ đẹp tâm hồn của người lính.

Tóm lại, đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp của người lính với tinh thần hy sinh, trách nhiệm, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc và lòng lạc quan, kiên cường trước mọi khó khăn, gian khổ. Họ là những con người bình dị nhưng cao quý, là biểu tượng cho tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của dân tộc Việt Nam.
1
1
Tr Hải
03/06 20:17:11
+5đ tặng

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ.

Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh tưởng là đối lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ. Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy: Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ. Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên. Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sống tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay. Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị: thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người. Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng. Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
+4đ tặng

Đoạn thơ trích trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện được tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người lính. Thật vậy, hình ảnh những người lính hiện lên với sự hy sinh của họ khi gia nhập vào quân ngũ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay". Những người lính không chỉ phải rời xa quê hương mà thái độ khi ra đi của họ chính là thái độ bất chấp, sẵn sàng hy sinh tất cả cho tổ quốc của mình. Thái độ ấy được thể hiện qua cách dùng từ "mặc kệ" vô cùng tài tình của tác giả. Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Hình ảnh ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã khắc họa được chân dung của những người nơi hậu phương. Những người nơi hậu phương sẽ mãi chờ đợi những người con, người bạn, người chồng của họ trở về từ chiến trận. Và sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Tiếp theo, trong hàng ngũ quân đội, hoàn cảnh sống khó khăn và tình đồng chí keo sơn của những người lính lại càng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi/Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá/Chân không giày". Những câu thơ đã thể hiện được hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn về vật chất của những người lính trong quân ngữ. Tuy nhiên, những người lính ấy vẫn vững lòng theo kháng chiến, hơn tất cả, chính là nhờ tình yêu mà họ dành cho tổ quốc. Quan trọng nhất, tình đồng chí được thể hiện sâu sắc trong câu 'Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình đồng chí như những người con trong cùng một gia đình đã gắn kết những người lính và tạo cho họ sức mạnh cùng nhau chiến đấu và vượt qua khó khăn. Hình ảnh thơ cuối càng làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình đồng chí, đồng đội của những người lính ấy"Đêm nay rừng hoang sương muối...Đầu súng trăng treo". Họ gắn bó bên nhau trong chiến đấu để cùng nhau chống giặc. Hình ảnh thơ cuối "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh lãng mạn cho thấy được sự lãng mạn trong thực tế chiến đấu gian khổ mà tác giả khám phá ra được. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí ấy trong cuộc sống và chiến đấu giữa những người lính.

    Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.

0
0
Ng Quynh Nhu
03/06 20:25:56
+3đ tặng

Đồng chí là bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kì đầu cửa kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm rất chân thật, giản dị. Bài thơ không chỉ thể hiện cơ sở xuất phát của tình đồng chí mà còn thể hiện tình đồng chí đó trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường, trong chiến đấu khó khăn. Đoạn thơ hay nhất trong bài phải kể đến:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 

Đầu súng trăng treo

    Đoạn thơ trích trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện được tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người lính. Thật vậy, hình ảnh những người lính hiện lên với sự hy sinh của họ khi gia nhập vào quân ngũ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay". Những người lính không chỉ phải rời xa quê hương mà thái độ khi ra đi của họ chính là thái độ bất chấp, sẵn sàng hy sinh tất cả cho tổ quốc của mình. Thái độ ấy được thể hiện qua cách dùng từ "mặc kệ" vô cùng tài tình của tác giả. Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Hình ảnh ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã khắc họa được chân dung của những người nơi hậu phương. Những người nơi hậu phương sẽ mãi chờ đợi những người con, người bạn, người chồng của họ trở về từ chiến trận. Và sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Tiếp theo, trong hàng ngũ quân đội, hoàn cảnh sống khó khăn và tình đồng chí keo sơn của những người lính lại càng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi/Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá/Chân không giày". Những câu thơ đã thể hiện được hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn về vật chất của những người lính trong quân ngữ. Tuy nhiên, những người lính ấy vẫn vững lòng theo kháng chiến, hơn tất cả, chính là nhờ tình yêu mà họ dành cho tổ quốc. Quan trọng nhất, tình đồng chí được thể hiện sâu sắc trong câu 'Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình đồng chí như những người con trong cùng một gia đình đã gắn kết những người lính và tạo cho họ sức mạnh cùng nhau chiến đấu và vượt qua khó khăn. Hình ảnh thơ cuối càng làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình đồng chí, đồng đội của những người lính ấy"Đêm nay rừng hoang sương muối...Đầu súng trăng treo". Họ gắn bó bên nhau trong chiến đấu để cùng nhau chống giặc. Hình ảnh thơ cuối "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh lãng mạn cho thấy được sự lãng mạn trong thực tế chiến đấu gian khổ mà tác giả khám phá ra được. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí ấy trong cuộc sống và chiến đấu giữa những người lính.

    Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.

0
0
Đỗ Ninh
03/06 20:37:07
+2đ tặng
NHỚ CHẤM ĐIỂM CHO MÌNH NHA
hình ảnh những người lính hiện lên với sự hy sinh của họ khi gia nhập vào quân ngũ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay". Những người lính không chỉ phải rời xa quê hương mà thái độ khi ra đi của họ chính là thái độ bất chấp, sẵn sàng hy sinh tất cả cho tổ quốc của mình. Thái độ ấy được thể hiện qua cách dùng từ "mặc kệ" vô cùng tài tình của tác giả. Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Hình ảnh ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã khắc họa được chân dung của những người nơi hậu phương. Những người nơi hậu phương sẽ mãi chờ đợi những người con, người bạn, người chồng của họ trở về từ chiến trận. Và sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Tiếp theo, trong hàng ngũ quân đội, hoàn cảnh sống khó khăn và tình đồng chí keo sơn của những người lính lại càng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi/Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá/Chân không giày". Những câu thơ đã thể hiện được hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn về vật chất của những người lính trong quân ngữ. Tuy nhiên, những người lính ấy vẫn vững lòng theo kháng chiến, hơn tất cả, chính là nhờ tình yêu mà họ dành cho tổ quốc. Quan trọng nhất, tình đồng chí được thể hiện sâu sắc trong câu 'Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình đồng chí như những người con trong cùng một gia đình đã gắn kết những người lính và tạo cho họ sức mạnh cùng nhau chiến đấu và vượt qua khó khăn. Hình ảnh thơ cuối càng làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình đồng chí, đồng đội của những người lính ấy"Đêm nay rừng hoang sương muối...Đầu súng trăng treo". Họ gắn bó bên nhau trong chiến đấu để cùng nhau chống giặc. Hình ảnh thơ cuối "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh lãng mạn cho thấy được sự lãng mạn trong thực tế chiến đấu gian khổ mà tác giả khám phá ra được.Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí ấy trong cuộc sống và chiến đấu giữa những người lính.Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.
dgjtjh fggfhtggf
có đúng đề mô mà chấm
dgjtjh fggfhtggf
chấm 0đ thì ₫k

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×