1. Giải thích: “Cuộc đời mở ra cùng trang sách”: Những trải nghiệm trong quá trình đọc sẽ hình thành nên ở mỗi chúng ta vốn kiến thức sâu rộng về cuộc đời, về con người trên tất cả các bình diện, với tất cả sự phong phú, phức tạp, đa chiều; giúp chúng ta có những nhận thức, khám phá sâu sắc về hiện thực cuộc sống và về chính bản thân mình. Cũng chính từ những trải nghiệm đó, mỗi người sẽ có một hành trang (vốn sống, tình cảm, ước mơ, lí tưởng…) quý giá để sống một cuộc đời ý nghĩa, thú vị và có chiều sâu. Đây cũng chính là nội dung phản ánh của văn học, là những giá trị sâu sắc mà tác phẩm văn học mang đến cho con người trong quá trình tiếp nhận. 2. Bàn luận – Chứng minh: Tác phẩm văn học phản ánh chân thực sự sinh động của cuộc sống muôn màu muôn vẻ; đồng thời thể hiện sâu sắc phẩm chất, tâm hồn, suy nghĩ, tình cảm của con người. Đến với tác phẩm văn học, người đọc phải tìm thấy bóng hình của cuộc sống, phải tiếp nhận được những tri thức bách khoa về cuộc sống; phải bắt gặp những tâm tình, ước mơ, khát vọng, những băn khoăn, rạo rực, đắm say – là tiếng lòng của người cầm bút, là tiếng lòng của bao người và cũng là tiếng lòng của chính mình. Cuộc đời mở ra cùng trang sách. Hiện thực trong văn học là hiện thực được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của tác giả: phải có sự sáng tạo, chứa đựng quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả đối với hiện thực cuộc sống – nói cách khác là in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Nhờ vậy, cuộc sống in bóng trong văn học trở nên song động, đa chiều, đa diện và gợi mở nhiều điều để người đọc khám phá, trải nghiệm, suy ngẫm, trăn trở… Từ đó, tác phẩm tác động, làm thay đổi con người và nhiều mặt của xã hội. Chứng minh bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm: Học sinh tự chọn phân tích một hay nhiều tác phẩm (trong hoặc ngoài SGK) để chỉ ra từ mỗi tác phẩm, cuộc đời đã mở ra trước mắt mình như thế nào: những nhận thức, khám phá sâu sắc về hiện thực; những trải nghiệm trong cuộc đời thực của bản thân… Cảm nhận của học sinh cần chân thành, tinh tế, sâu sắc. Bài làm cần có lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề chứ không chỉ dừng lại ở phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Khuyến khích những bài viết cho thấy sự khám phá, suy ngẫm, trải nghiệm… từ hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm đã có sức tác động mạnh mẽ đến người làm bài. 3. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận: Chỉ những tác phẩm thực sự có giá trị mới mở ra hình ảnh cuộc đời, phản ánh hiện thực một cách chân thực, sâu sắc; mới đem đến cho con người những nhận thức đúng đắn về hiện thực, về chính mình và hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống. Để thấy được Cuộc đời mở ra cùng trang sách, người đọc phải là người có trình độ thưởng thức, có sự am hiểu văn học, có chiều sâu trong suy nghĩ và tình cảm. Đồng thời, người đọc không chỉ tiếp nhận một cách thụ động mà còn phải có sự đồng sáng tạo… thì mới có thể nhận thức, khám phá được những giá trị của tác phẩm. Chứng minh: “Văn học góp phần dựn