Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
03/06 23:01:31

Cảm nhận của em về khổ 3 của bài đồng chí và khổ 5 của bài thơ về tiểu đội xe không kính

cảm nhận của em về khổ 3 của bài đồng chí và khổ 5 của bài bài thơ về tiểu đội xe k kính
1 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
56
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tất nhiên, tôi có thể giúp bạn cảm nhận về các đoạn thơ này. Tuy nhiên, trước tiên, tôi sẽ trích dẫn lại các đoạn thơ để đảm bảo chúng ta đang nói về cùng một nội dung.

**Khổ 3 của bài "Đồng chí" (Chính Hữu):**
```
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
```

**Khổ 5 của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật):**
```
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
```

### Cảm nhận về khổ 3 của bài "Đồng chí":

Khổ 3 của bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu thể hiện sự gắn bó và tình cảm sâu nặng giữa những người lính. Họ đã để lại sau lưng những gì thân thuộc nhất để lên đường chiến đấu. Hình ảnh "ruộng nương anh gửi bạn thân cày" và "gian nhà không, mặc kệ gió lung lay" cho thấy sự hy sinh lớn lao của người lính, họ đã tạm gác lại cuộc sống bình yên, những công việc hàng ngày để dấn thân vào cuộc chiến. Câu "giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" thể hiện sự lưu luyến, nhớ nhung của quê hương đối với những người con đã ra đi bảo vệ Tổ quốc. Khổ thơ này không chỉ nói lên sự hy sinh mà còn thể hiện tình cảm gắn bó, sự đồng lòng của những người lính với quê hương và đồng đội.

### Cảm nhận về khổ 5 của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":

Khổ 5 của bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật mang đến một hình ảnh rất sống động và chân thực về cuộc sống của những người lính lái xe trong chiến tranh. Họ phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ như bụi bặm, nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ. Hình ảnh "bụi phun tóc trắng như người già" và "chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc" thể hiện sự bình thản, không ngại khó khăn của người lính. Câu "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" cho thấy tinh thần đồng đội, sự vui vẻ, lạc quan của họ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Khổ thơ này thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, không lùi bước trước khó khăn, đồng thời cũng cho thấy tình đồng đội gắn bó, sự lạc quan và yêu đời của những người lính.

Cả hai khổ thơ đều thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, sự hy sinh và tình đồng đội sâu sắc của những người lính trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
1
0
Nhieee
04/06 12:30:02
+5đ tặng
Bạn lược bỏ hoặc thêm 1 số ý theo tùy thích nhé. Mình thấy thầy cô chấm dựa trên những ý chính này:
khổ 3 của bài đồng chí​ 

Trong khổ thơ thứ ba, Chính Hữu đã vẽ lên bức tranh về sự hy sinh và tình đồng chí thắm thiết của những người lính:

  1. "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày":

    • Câu thơ mở đầu với hình ảnh người lính gửi lại ruộng nương cho bạn bè thân thiết để lên đường ra trận. Hình ảnh này biểu hiện sự từ bỏ những gì thân thuộc, gắn bó của người lính để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Đây là sự hy sinh cao cả vì nghĩa lớn, vì độc lập, tự do của dân tộc.
  2. "Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay":

    • Hình ảnh "gian nhà không" gợi lên cảm giác trống trải, thiếu vắng. Tuy nhiên, người lính vẫn mặc kệ, chấp nhận sự tạm bợ, khó khăn này để ra đi. Câu thơ thể hiện sự kiên cường, quyết tâm và tinh thần lạc quan của những người lính, dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất.
  3. "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính":

    • "Giếng nước gốc đa" là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, gắn liền với cuộc sống thôn quê. Việc nhân hóa giếng nước, gốc đa "nhớ" người ra lính thể hiện tình cảm quyến luyến, gắn bó sâu sắc giữa người lính và quê hương. Điều này cho thấy, dù ra đi nhưng tâm hồn người lính vẫn luôn hướng về quê nhà, nơi có những kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng.
khổ 5 của bài bài thơ về tiểu đội xe k kính

“Những chiếc xe từ trong bom rơi
…………………………………..
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”

Phạm Tiến Duật là một trong những cây bút chuyên viết về đề tài người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng đậm chất người lính. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một sáng tác hay viết về người lính được sáng tác năm 1969. Bài thơ với hình ảnh của những chiếc xe không kính đã khắc họa nổi bật hình ảnh của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn bom rơi đạn nổ. Họ xuất hiện trong tư thế hiên ngang cùng với tinh thần lạc quan, dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Nếu như trong bốn khổ thơ đầu, Phạm Tiến Duật vẽ lên bức tranh người lính trong tư thế ung dung hiên ngang cùng tinh thần dũng cảm thì đến với khổ thơ thứ 5 và khổ thơ thứ 6 ta lại bắt gặp tình cảm đồng đội đồng chí gắn bó keo sơn:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Giữa hoàn cảnh đầy khốc liệt và dữ dội của trận chiến, qua ngòi bút của Phạm Tiến Duật hiện lên không tiều tụy, chán nản mà trái lại họ vẫn luôn giữ trong mình là niềm tin yêu, tinh thần lạc quan, tính cách vui tươi, dí dỏm đầy tinh nghịch. Họ coi những con đường đầy mưa bom bão đạn là nơi gặp gỡ, làm quen rồi trở nên thắm thiết bền chặt. Suốt dọc đường xe chạy, sự gặp gỡ của những chiếc xe không kính hay cũng chính là sự gặp gỡ của những người chiến sĩ lái xe rạo rực tinh thần lạc quan, yêu đời. Con đường ấy cũng trở thành ngôi nhà hội ngộ, giao lưu của họ. Phải chăng những chiếc xe không kính đã không còn là khó khăn, thiếu thốn, thảm họa trong trận chiến nữa mà nó đã trở thành cơ hội, cơ hội để người lính lái xe gần gũi nhau hơn, tay bắt mặt mừng qua cửa kính đã vỡ rồi mà không cần phải mở cửa xe. Một cái bắt tay thôi cũng đủ để thể hiện tình cảm gắn bó mà họ dành cho nhau. Họ truyền cho nhau niềm tin, gửi gắm theo khát vọng chiến đấu và hòa bình, họ truyền cho nhau ngọn lửa của sức mạnh nồng cháy. Cái bắt tay đơn thuần ấy thôi cũng đủ gói trọn tinh thần lạc quan cùng ý chí chiến đấu của người chiến sĩ lái xe.

Tình cảm của họ ngày càng thắm thiết hơn như tình cảm ruột thịt:

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo