Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Văn Dương xuân sắc cớ sao buồn,
Đủ mặt ta, tàu khắp bán buôn.
Dưới bến thuyền buôn chen chúc đậu.
Trên đường xe hỏa lại qua luôn!
Tôi qua ở đấy tất cả cái tuổi niên thiếu của tôi, sung sướng và nhảy nhót như một con chim giữa cuộc sống hoạt động kia bao bọc lấy tôi, để hết cả mắt mà trông, cả tai mà nghe, cả mũi mà ngửi cái mùi cát, mùi đất, lẫn mùi khói rác người ta đốt ở đầu làng buổi chiều, theo gió với sương mà tràn vào trong phố.
Tất cả chợ huyện, những kẽ ngách hay bãi không, đối với tôi đều quen thuộc, thân mật như một vật cũ trong nhà. Nhưng, bên kia sông, ở về phía huyện nha, cách chợ độ nửa cây số, có một nơi đối với tôi như một xứ bí mật, xa lạ. Nơi ấy, người trong phố vẫn gọi là bến Sen, và con sông đi qua chỗ ấy được gọi tên là sông Sen.
[...]
Dần dần, tôi được có nhiều dịp sang chơi bến Sen. Sự đó là nhờ ở anh Tiến, bạn tôi. Tôi đang học ở lớp ba trong trường, gần hết năm, thì Tiến xin vào học. Tôi yêu mến anh ta ngay;
[...]
Một hôm chủ nhật, Tiến rủ tôi sang chơi nhà. Tôi sung sướng như một người sắp được đi phiêu lưu mạo hiểm, vì lần ấy là lần đầu tôi được sang bên kia sông.
[...]
Nhà Tiến ở cuối phố, sát ngay cánh đồng. Tôi thấy một cửa hàng tạp hóa cũng giống như cửa hàng của mẹ tôi, nhưng nhỏ hơn. Trên tấm phản, sau mấy ngăn hàng, một bà cụ già tóc bạc phơ, vẻ mặt nhân từ, đang ngồi tính tiền. Thấy tôi và Tiến bước vào, bà cụ tươi nét mặt hỏi:
- Cháu đi đâu về thế?
Tiến vừa lấy vạt áo lau mồ hôi, vừa đáp:
- Thưa bà, con sang chợ chơi ạ.
Bà cụ nhìn vào tôi, đứng nấp sau lưng Tiến, bảo:
- Cháu về mà uống nước. Cả cậu nữa, cậu vào chơi. Trời nắng thế này mà đi có nhọc không?
Tiếng bà cụ êm dịu và ngọt ngào, khiến tôi thấy dễ chịu và vui vẻ.
Tiến mời tôi vào trong nhà, bầy biện rất sơ sài, những đồ đạc rẻ tiền và cũ kỹ. Chúng tôi vừa ngồi thì bỗng trong nhà bước ra một người con gái độ mười lăm tuổi. Tôi biết ngay là chị Tiến, vì giống Tiến như hệt, cũng nước da trắng, hai mắt to. Trông thấy em, chị Thúy nở một nụ cười trên đôi môi thắm, một nụ cười tươi và duyên sắc như trong đời tôi chưa từng thấy bao giờ.
- Em đã về đấy à?
Tiếng nói cũng êm dịu như tiếng bà cụ, nhưng trong hơn. Thúy lại gần chúng tôi, săn sóc hỏi em. Tôi ngây người trước cái sắc đẹp của nàng, trong lòng tự nhiên cảm động; tuy còn trẻ nhưng tôi cũng biết là tôi đương đứng bên một sự gì quý báu và hiếm có, một sự gì mong manh rồi sẽ không còn nữa.
Khi Thúy để tay lên vai tôi, tôi thấy rung động cả người, tôi cảm thấy tôi bắt đầu yêu nàng.
- Em cùng học một lớp với Tiến à?
- Vâng ạ.
Thúy vuốt sẽ qua tóc tôi, bảo:
- Em ngoan ngoãn quá.
Nàng tiếp:
- Ở đây chơi với em Tiến rồi ăn bánh nhé. Tiến, chị có để phần bánh trên bàn kia kìa.
Thúy không ăn, chỉ ngồi nhìn chúng tôi; tôi thấy nàng nhìn Tiến rất thương yêu khiến tôi ghen với bạn đã có người chị xinh đẹp và ân cần như thế. Nhưng nàng cũng hỏi chuyện tôi luôn, tôi trả lời hoạt bát và vui vẻ, không phải cốt nói, nhưng cốt được nghe cái tiếng trong trẻo và êm ái của nàng.
[...]Tôi chơi với Tiến càng ngày càng thân mật; tôi được coi như một người con của gia đình ấy. Chị Thúy coi tôi như em, cũng săn sóc và âu yếm tôi như Tiến. Nhiều khi chị để tôi ngả đầu xuống bên lòng, xoa tóc tôi, hỏi những câu chuyện ân cần. Đến bây giờ trải qua bao nhiêu lâu, tôi vẫn còn nhớ, lúc nhìn lên, đôi mắt trong và cái miệng xinh thắm của nàng cúi xuống tôi, bàn tay nhỏ nhắn của nàng đặt trên trán tôi nóng vì chạy nhảy ngoài cánh đồng. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh người con gái yểu điệu và tươi đẹp ấy, nổi lên trong thời niên thiếu của tôi như một nàng tiên hiền hậu, giữa một vùng cây cỏ lạ.
Nhưng không bao lâu, tôi phải từ giã người bạn nhỏ của tôi; thầy mẹ tôi dọn nhà lên Hà Nội, tôi cũng phải đi theo. Buổi cuối cùng của tôi với Tiến bên sông Sen vào một ngày mùa đông u ám và rét lạnh. Chúng tôi cùng nhau đi thăm một lần cuối cùng mấy ông tượng đá vẫn ngồi yên trong cỏ; giờ xa nhau gần đến, có lẽ không bao giờ còn gặp nhau nữa, song chúng tôi còn trẻ quá không biết buồn. Đến lúc Thúy đặt tay lên vai tôi, êm ái bảo:
- Bao giờ chị mới lại được gặp em?
Tôi bỗng thổn thức cả người, nước mắt tràn ra khóe mắt, tôi gục đầu vào vai Thúy khóc.
***
Câu chuyện phải có lúc hết. Mười năm sau tôi mới lại có dịp trở về Văn Dương. Quang cảnh khác xưa, phố chợ bây giờ sầm uất hơn, nhà ngói san sát. Những người cũ ngồi bán hàng đều già, râu tóc bạc, và những trẻ cùng học với tôi trước kia bây giờ đã ngồi thay vào đấy, thành những người lớn trông lạ hẳn đi.
Tôi sang bên kia sông; cái cầu sắt không còn nữa: một đêm gió to, cầu bị sập và người ta cũng không sửa chữa vì con đường sang Bắc ít người qua lại. Bây giờ qua sông phải dùng đò. Tôi qua đò lúc buổi chiều, lúc sương đã bắt đầu xuống lẫn với khói trong mấy chiếc thuyền chài đậu ở bến đưa ra. Một cảnh hoang tàn đợi tôi: bên kia sông, giờ chỉ còn là miếng đất bỏ hoang, cỏ mọc trên những thềm nền nhà cũ. Một cái quán nước xiêu vẹo trống không bên một gốc đa cằn. Cả một dẫy phố đã mất đi, những cây cối lơ thơ và xơ xác dưới gió chiều: chỉ rặng cây bên đê vẫn còn, vẫn như cũ, bên con đường xa thẳm không biết về đâu, con đường sắp đầy ánh tối mênh mông, tận chân trời không có một bóng người nào.
Tôi không dám đi xa nữa; buồn rầu, tôi trở lại đò, qua dòng sông đã xám dưới sương mù. Tôi không hỏi người lái đò xem những người trước ở đây bây giờ đâu, tôi chắc anh ta cũng không biết. Thấy chân cầu gạch đen rêu phủ, tôi nhớ lại người bạn nhỏ của tôi, nhớ đến Thúy, dáng điệu thùy mị đáng yêu của nàng, cái vẻ buồn lúc nào cũng phảng phất trên mặt nàng, bây giờ tôi đoán biết đã che kín bao nhiêu sự đổi thay đau đớn. Đôi mắt nàng như vừng trời trong thẳm tôi đã được soi thấy cái dư vị của cuộc đời.
Lên bờ, tôi còn quay lại lần cuối nữa, nhìn rặng cây, cái quán, với làng mạc xa xa dưới chân dải núi tận đâu kia; vùng bên kia sông đối với tôi không còn bí mật nữa, chỉ còn cho tôi trông thấy cái buồn thảm của đất nghèo.
(Trích Bên kia sông, Thạch Lam, nguồn https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-thach-lam/ben-kia-song/15)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản viết về đề tài gì?
Câu 2. Không gian của câu truyện diễn ra ở đâu?
Câu 3. Khi chưa được sang bên kia sông, nhân vật tôi thấy bên kia sông là một nơi như thế nào?
Câu 4. Hiệu quả của phép tu từ so sánh trong câu văn “Tôi còn nhớ mãi hình ảnh người con gái yểu điệu và tươi đẹp ấy, nổi lên trong thời niên thiếu của tôi như một nàng tiên hiền hậu, giữa một vùng cây cỏ lạ”?
Câu 5. Người kể chuyện đã thay đổi góc nhìn như thế nào trong truyện?
Câu 6. Anh/chị hiểu gì về nhan đề “Bên kia sông”?
Câu 7. Thông điệp có ý nghĩa với anh/chị qua văn bản.
Câu 8. Có người cho rằng: Hãy lãng quên quá khứ, có người lại khuyên: Hãy nâng niu, trân trọng những kỉ niệm. Ý kiến anh/chị ra sao?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
119
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1. Văn bản viết về đề tài gì?**

Văn bản viết về đề tài ký ức tuổi thơ và tình cảm gia đình, bạn bè.

**Câu 2. Không gian của câu truyện diễn ra ở đâu?**

Không gian của câu truyện diễn ra ở Văn Dương, một vùng quê với chợ huyện, bến Sen, và con sông Sen.

**Câu 3. Khi chưa được sang bên kia sông, nhân vật tôi thấy bên kia sông là một nơi như thế nào?**

Khi chưa được sang bên kia sông, nhân vật tôi thấy bên kia sông là một nơi bí mật, xa lạ.

**Câu 4. Hiệu quả của phép tu từ so sánh trong câu văn “Tôi còn nhớ mãi hình ảnh người con gái yểu điệu và tươi đẹp ấy, nổi lên trong thời niên thiếu của tôi như một nàng tiên hiền hậu, giữa một vùng cây cỏ lạ”?**

Phép tu từ so sánh trong câu văn này tạo ra một hình ảnh đẹp đẽ, lý tưởng hóa về chị Thúy, làm nổi bật sự yểu điệu và tươi đẹp của nàng, đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ và tình cảm sâu sắc của nhân vật tôi đối với chị Thúy. So sánh chị Thúy với "một nàng tiên hiền hậu" giữa "một vùng cây cỏ lạ" còn gợi lên sự kỳ diệu, mộng mơ của ký ức tuổi thơ.

**Câu 5. Người kể chuyện đã thay đổi góc nhìn như thế nào trong truyện?**

Người kể chuyện đã thay đổi góc nhìn từ thời niên thiếu, khi còn là một cậu bé, sang thời điểm hiện tại, khi đã trưởng thành và trở lại Văn Dương sau mười năm. Góc nhìn của người kể chuyện chuyển từ sự ngây thơ, hồn nhiên sang sự chín chắn, trầm tư và hoài niệm.

**Câu 6. Anh/chị hiểu gì về nhan đề “Bên kia sông”?**

Nhan đề “Bên kia sông” không chỉ đơn thuần chỉ về mặt địa lý, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những ký ức, những kỷ niệm đẹp đẽ và quý báu của tuổi thơ mà nhân vật tôi đã trải qua. Nó cũng thể hiện sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại, giữa những gì đã mất và những gì còn lại trong tâm trí của nhân vật.

**Câu 7. Thông điệp có ý nghĩa với anh/chị qua văn bản.**

Thông điệp có ý nghĩa với tôi qua văn bản là giá trị của ký ức và kỷ niệm tuổi thơ. Những kỷ niệm đẹp đẽ, dù đã qua đi, vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn mỗi người, là nguồn động viên, an ủi và là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Chúng ta nên trân trọng và giữ gìn những kỷ niệm ấy, vì chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và quá khứ của mình.

**Câu 8. Có người cho rằng: Hãy lãng quên quá khứ, có người lại khuyên: Hãy nâng niu, trân trọng những kỉ niệm. Ý kiến anh/chị ra sao?**

Tôi cho rằng chúng ta nên nâng niu và trân trọng những kỷ niệm. Kỷ niệm là một phần của cuộc sống, chúng giúp chúng ta học hỏi từ quá khứ, hiểu rõ hơn về bản thân và tạo nên những giá trị tinh thần quý báu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết cách cân bằng, không để những kỷ niệm quá khứ làm ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai. Việc lãng quên quá khứ có thể khiến chúng ta mất đi những bài học quý giá và những giá trị tinh thần mà kỷ niệm mang lại.
2
0
Phương Linh Nguyễn
06/06/2024 15:27:44
+5đ tặng
Câu 1. Văn bản viết về đề tài tình bạn, tuổi thơ và sự thay đổi của không gian quen thuộc.
Câu 2. Câu chuyện diễn ra ở một làng nhỏ ven sông, có bến Sen và con sông Sen chia cắt.
Câu 3. Khi chưa sang bên kia sông, nhân vật tôi cảm thấy bên kia sông là một xứ bí mật, xa lạ và hấp dẫn.
Câu 4. Phép tu từ so sánh giúp tạo ra hình ảnh một cách sinh động và tưởng tượng, nhấn mạnh vẻ đẹp và thuần khiết của người con gái trong tâm trí của nhân vật.
Câu 5. Người kể chuyện đã trải qua sự thay đổi từ việc trải nghiệm tuổi thơ, tình bạn đến khi trở lại quê hương sau một khoảng thời gian dài.
Câu 6. "Bên kia sông" có thể đại diện cho sự xa lạ, sự thay đổi và những ký ức về quê hương.
Câu 7. Thông điệp của văn bản là sự thay đổi của thời gian và cách nhìn nhận quê hương, tuổi thơ qua góc nhìn của nhân vật chính.
Câu 8. Ý kiến có thể khác nhau tùy vào trải nghiệm và quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, việc kỷ niệm và nâng niu quá khứ cũng như vùng dậy từ nó có thể mang lại sự giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thanh Lâm
06/06/2024 15:28:31
+4đ tặng

Câu 1.

Văn bản viết về đề tài kỷ niệm tuổi thơ và những cảm xúc hồi tưởng về quá khứ, với sự thay đổi của thời gian và không gian.

Câu 2.

Không gian của câu truyện diễn ra ở một vùng quê tên là Văn Dương, gồm chợ huyện, bến Sen, nhà Tiến, và khu vực bên kia sông Sen.

Câu 3.

Khi chưa được sang bên kia sông, nhân vật tôi thấy bên kia sông là một nơi bí mật và xa lạ, một xứ khác hẳn với sự quen thuộc và thân mật của vùng chợ huyện.

Câu 4.

Phép tu từ so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát của Thúy, khiến hình ảnh của nàng trở nên lung linh, kỳ diệu như một nàng tiên giữa vùng đất quê hương bình dị, tạo ấn tượng sâu sắc và lãng mạn trong tâm trí người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×