Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
09/06 17:42:59

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
DE 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Ô khóa và chìa khóa
Một đêm nọ,ổ khóa đánh thức chìa khóa dậy rồi trách móc:”Ngày nào tôi cũng vất vả
giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên
mình, thật ghen tỵ với anh quá!”. Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng
ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng
cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”.
Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự
mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ
khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại
tức giận nói rằng:“Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa”. Nói xong,
chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.
Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả
hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị
cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính
toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau”.
( Trích: “Ổ khóa và chìa khóa - Cái nào quan trọng hơn” - “ Những mẩu chuyện ý
nghĩa” - Ucmas Hà Tĩnh)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là gì?

Câu 2: Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng khi khắc hoạ hình ảnh ổ khoá và chìa
khoá? Tác dụng?
Câu 3: Trong câu chuyện nhân vật ổ khoá và chìa khoá đều nhận được kết cục chung
nào từ chủ nhân của mình? Nguyên nhân nào dẫn chúng đến với điều đó? Em có suy
nghĩ gì về cách kết thúc của câu chuyện?
Câu 4: Từ câu chuyện trên em rút ra những bài học gì cho bản thân?
Câu 5: Từ nội dung của câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ( khoảng 250 chữ) trình
bày suy nghĩ về tác hại của lòng đố kị trong cuộc sống?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
112
1
1
Ng Quynh Nhu
09/06 18:12:57
+5đ tặng
Câu 1: tự sự 
4.Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
5.

Không có tính ghen tị với người khác .

+
Nó là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của chúng ta , làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp.

+
Nó còn  làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Gouu Tduz
09/06 19:09:59
+4đ tặng
C1 : PtBĐC: tự sự
C2: Biện pháp chính : nhân hoá
Tác dụng;
làm cho hình ảnh troẻ nên sinh động, sự vật trở nên gần gũi tự nhiên, tăng giá trị biểu cảm cho văn bản, đưa ra bài học khuyên răn mọi người nên biết trân trọng những gì mình có.
c3: Kết cục : bị vứt bỏ vào thùng rác
Nguyên nhân : không nhận ra giá trị cuar chính mình và công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ.
Cách kết thúc : để lại thông điệp cho câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn.
C4: Bài học nhận ra giá trị cốt lõi của mình và phát huy nó, không so sánh bản thân với người khác.
C5: 
Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.


LIKE VÀ CHẤM ĐIỂM CHO MÌNH NHA.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo