Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động và biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.535
5
6
Vân Cốc
13/12/2018 15:53:32
câu 1
lí do hình thành:
- Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thông nhất. Năm 1957, sáu nước đã thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay. EU lấy thời điểm ra đời của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tháng 3/1957) làm năm thành lập.
quy mô:
-rông lớn, Dân số: 464,1 triệu người (năm 2005)
vị trí:
-Trụ sở : Brúc-xen (Bỉ)
mục tiêu và thể chế hoạt động:
-xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưư thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại.
- EU có các cơ quan đầu não là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, ủy ban liên minh chầu Âu, Toà án châu Âu, Cơ quan kiểm toán.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vân Cốc
13/12/2018 15:57:08
câu 3
+) đặc điểm của dân cư:
-Dân số Hoa Kì đông và tăng nhanh, một phần quan trọng do nhập cư (từ các quốc gia châu Âu, Mĩ LaTinh, châu Á. Ca-na—đa, châu Phi).
+) Ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế:
- Phần lớn dân nhập cư ở Mĩ là những lao động trẻ, có tri thức, đem lại nguồn lao động dồi dào và có chất lượng cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi chất xám lớn.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.  
1
1
Vân Cốc
13/12/2018 15:58:34
câu 2
EU đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới:
_EU chỉ chiếm 2.2% diện tích lục địa tren Trái Đất và 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm tới:
+ 31% GDP của toàn thế giới (2004).
+ 26% sản lượng ô tô thế giới.
+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.
+ 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.
– Có GDP cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản.
– Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thé giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
– Xét về nhiều chỉ tiêu, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
0
0
Vân Cốc
13/12/2018 16:03:03
câu 4
mục tiêu của các nước đong nam á là
+Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình, thịnh vượng.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc.
+ Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên lĩnh vực kinh tế , xã hội, văn hóa và hành chính.
+ Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
+ Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các nhành CN của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.
+ Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á.
+ Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ
1
0
Vân Cốc
13/12/2018 16:04:23
câu 4:
trên đây là cơ chế hợp tác của các nước đông nam á
1
0
Vân Cốc
13/12/2018 16:08:54
câu 5:
mối quan hệ giữa việt nam và ASEAN là: hợp tác cùng phát triển
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Bru-nây; và lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Bru-nây, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Ba-li) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này.
Trong 13 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện đư¬ờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước; củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những đóng góp cụ thể của Việt Nam có thể kể đến là: tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN-6 tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-10; thông qua Chương trình Hành động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Từ tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các Hội nghị liên quan. Các Bộ/ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO) tháng 9/2002... ”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×