LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về tấm lòng của nhà văn Tô Hoài dành cho đồng bào dân tộc Tây Bắc được thể hiện trong đoạn trích

Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị
cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu
trong
cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng
là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái
tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc
ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà
lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau
vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại:
Tét xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe
đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bụng
ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành
sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con
trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai
cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong
xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ
vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng,
không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi
trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
Nam 2020, tr. 6)
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô
Hoài,
Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về tấm
lòng của nhà văn Tô Hoài dành cho đồng bào dân tộc Tây Bắc được
thể hiện trong đoạn trích.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
162
1
0
Minh Khuê
12/06 21:44:45
+5đ tặng

     “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đầy đọa đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”- Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài là tiếng nói thương cảm với số phận con người, vì vậy tác phẩm đã chạm đến tim nhiều độc giả. Hình tượng nhân vật Mị làm nổi bật lên cả trang văn, qua đó thể hiện giá trị chiều sâu hiện thực và nhân đạo của nhà văn Tô Hoài. Điều đó được tác giả thể hiện cụ thể qua đoạn trích:

“Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau... Đến bao giờ chết thì thôi”

      Tô Hoài là nhà văn lớn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật Tô Hoài đã có hơn 200 đầu sách được xuất bản với số lượng kỷ lục. Các sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường. Ông có một vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước. Văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, bởi vốn từ giàu có được sử dụng một cách đắc địa và tài ba. “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập truyện Tây Bắc là thành quả của chuyến đi tám tháng theo chân bộ đội lên giải phóng vùng đất Tây Bắc. Tại đây nhà văn có dịp tiếp xúc với những phong tục và tập quán của người dân vùng đất này, từ đó nhân vật Mị hiện lên hết sức chân thực, mang đến thành công cho tác phẩm. Trước khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, Mị từng là một cô gái xinh đẹp như bông hoa rực rỡ của núi rừng Tây Bắc. Mị trẻ trung, yêu đời, giàu lòng tự trọng và khao khát tự do. Hơn thế nữa Mị còn là một cô gái tài hoa với tài thổi sáo rất giỏi. Nàng xứng đáng có được một cuộc sống hạnh phúc thế nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến miền núi, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ phải gánh chịu món nợ từ đời cha mẹ, những phẩm chất tốt đẹp của Mị lại mang đến cho cô nỗi bất hạnh của kiếp sống tủi nhục trong nhà thống lý.

      Mị dường như bị tê liệt không còn tinh thần phản kháng. Nếu như trước đây nàng còn có thể tìm đến lá ngón để chấm dứt cuộc đời mình thì giờ đây sau nhiều năm bị đày đọa đến cái chết Mị cũng chẳng thèm nghĩ đến nữa: “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”. Tác giả nói điều đó để minh chứng cho tình trạng bị đầy đọa đến mức phải câm nín, mụ mị. Mị bị mất hết ý niệm về thời gian, không gian nàng sống như con trâu, con ngựa trong nhà thống lý. Mị trở thành công cụ lao động vắt kiệt sức mình làm việc không kể thời gian, không gian: “Trong đầu Mị lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mắt, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại”. Điều đáng chú ý hơn nhà văn đã nhiều lần so sánh Mị hoặc để Mị tự so sánh mình với con vật. Thậm chí có lúc còn khổ hơn cả trâu ngựa: “con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đứng gãy chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. Những so sánh ấy đã tô đậm thêm nỗi đau khổ, cùng cực của Mị.

      Mị âm thầm như “một cái bóng mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Chịu nhiều tầng áp bức của cường quyền và hủ tục phong kiến lạc hậu tâm hồn Mị dần bị tê liệt. Căn buồng của Mị ở nhà thống lý chỉ là một thứ ngục thất giam cầm, là chốn địa ngục nơi trần gian khiến Mị mất hết tri giác về cuộc sống. Ở cái buồng Mị nằm “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Hình ảnh căn buồng ấy chính là ẩn dụ cho cuộc đời tăm tối của Mị, một cuộc đời bị giam hãm bế tắc không lối thoát.

 

   Qua những chi tiết chân thực về cuộc đời Mị, Tô Hoài đã tái hiện lại bức tranh cuộc sống đầy khốn khổ của người dân miền núi Tây Bắc trước sự đầy đọa chà đạp của chế độ phong kiến miền núi. Tô Hoài đã khéo léo khắc họa nhân vật Mị với sự thay đổi tâm lý đầy tinh tế đặc sắc. Cùng việc sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giàu chất thơ, miêu tả thiên nhiên cách sinh hoạt và phong tục của người dân miền núi. Nhân vật Mị đã hiện lên thật chân thực xót xa thể hiện tấm lòng đồng cảm thương xót của nhà văn đối với nhân vật.

      Thông qua việc miêu tả cuộc sống làm dâu gạt nợ của Mị trong nhà thống lý Pá Tra, Tô Hoài đã gián tiếp tố cáo bọn địa chủ và thần quyền hủ tục miền núi, bọn chúng đã chà đạp những người dân Tây Bắc vào tình cảnh khốn cùng không lối thoát. Sự tàn bạo ấy thể hiện ở việc Mị bị bắt cướp về nhà thống lý cúng trình ma mà không được sự ưng thuận, cho đến việc cuộc đời của Mị và những người phụ nữ trong ngôi nhà ấy quanh năm suốt tháng chỉ biết làm lụng, bị bóc lột đến tận cùng như trâu ngựa, thậm chí còn không bằng. Người dân Tây Bắc đã phải chịu áp bức chà đạp một cách tàn nhẫn cả về thể xác và tinh thần đến mức tê liệt không còn cảm nhận được sự sống, mất dần ý niệm về cuộc đời. Bên cạnh đó Tô Hoài thể hiện tấm lòng đồng cảm, xót thương với những kiếp người dân khốn khổ. Ngòi bút Tô Hoài thấm nhuần tinh thần nhân đạo thể hiện trong niềm tin sự trân trọng đối với con người, những người bị đày đọa với khát khao tìm đến ánh sáng của cuộc đời. 

      Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của Mị Tô Hoài mở ra bức tranh hiện thực đầy tăm tối của những người dân miền núi dưới chế độ phong kiến. Qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc đồng cảm với số phận con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tem SAD
12/06 21:50:19
+4đ tặng
 Đoạn trích mô tả cuộc sống khắc nghiệt và đơn điệu của Mị, một nhân vật đã trở nên chai sạn với đau khổ và chấp nhận một cuộc sống không có tự do và niềm vui hay bất kì hạnh phúc nào. Cô so sánh mình với gia súc, chỉ ra sự mất đi phẩm giá và quyền tự chủ của con người. Văn bản nhấn mạnh tính chu kỳ và sự lặp lại của nỗi khổ mà Mị phải chịu đựng. Cuộc sống của cô giống như một vòng tuần hoàn vô tận của sự lao động cực nhọc và vô nghĩa. Mị không còn cảm nhận được sự khác biệt giữa mình và con trâu, con ngựa. Điều này cho thấy sự tha hóa và mất mát bản ngã của cô trong cuộc sống áp bức.Mị không còn phản kháng, cô chấp nhận và sống trong im lặng. Sự chịu đựng thầm lặng này là biểu hiện của sự mất hết hy vọng và ước mơ. Đặc biệt để làm nổi bật lên những nét giá trị nội dung đó, ta thấy được tài nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài - **Ngôn ngữ chân thực, giàu hình ảnh**: Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng mạnh mẽ, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi đau và sự cam chịu của Mị. - **Miêu tả tâm lý nhân vật**: Tác giả đi sâu vào tâm lý nhân vật, mô tả sự biến đổi từ một người có cảm xúc và ước mơ trở thành một người sống như cái bóng, không còn nhận thức về bản thân. - **So sánh và ẩn dụ**: Những hình ảnh so sánh như "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa" giúp nhấn mạnh sự mất mát nhân tính và sự khổ cực của Mị. Tấm lòng của Tô Hoài đối với đồng bào dân tộc Tây Bắc Tô Hoài đã dành sự cảm thông sâu sắc và trân trọng đối với những con người miền núi Tây Bắc qua việc khắc họa chân thực cuộc sống và số phận của họ: - **Cảm thông và chia sẻ**: Tác giả thể hiện sự cảm thông với nỗi đau và sự khổ cực của Mị, cũng như của những người dân tộc thiểu số khác. Ông cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và văn hóa của họ. - **Phê phán sự áp bức**: Tô Hoài không chỉ dừng lại ở việc miêu tả nỗi khổ, mà còn phê phán sự áp bức và bóc lột của các thế lực phong kiến đối với người dân tộc thiểu số. - **Khích lệ tinh thần đấu tranh**: Mặc dù Mị ban đầu chấp nhận số phận, nhưng sâu thẳm trong cô vẫn còn một chút hy vọng và khao khát tự do. Điều này thể hiện qua việc cô nhớ lại những ký ức về mùa xuân và những ước mơ tuổi Đoạn trích từ "Vợ chồng A Phủ" là một bức tranh chân thực và xúc động về cuộc sống khổ cực của người dân tộc thiểu số Tây Bắc. Tô Hoài đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ để khắc họa nỗi đau và sự chịu đựng của họ, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thương và sự cảm thông đối với đồng bào dân tộc
 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư