Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

" Kẻ 8 lạng, người nửa cân" nghĩa là gì?

" Kẻ 8 lạng, người nửa cân" nghĩa là gì?
6 trả lời
Hỏi chi tiết
52
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu thành ngữ "Kẻ 8 lạng, người nửa cân" xuất phát từ văn hóa Việt Nam và có nghĩa là hai bên có sức mạnh, tài năng, hoặc giá trị tương đương nhau, không ai hơn ai. Câu này thường được dùng để chỉ sự cân bằng, công bằng giữa hai đối tượng trong một cuộc tranh luận, thi đấu, hoặc so sánh nào đó.

Trong ngữ cảnh cụ thể, "8 lạng" và "nửa cân" đều là đơn vị đo lường trọng lượng, và chúng tương đương nhau (1 cân = 16 lạng, do đó nửa cân = 8 lạng). Vì vậy, câu thành ngữ này nhấn mạnh rằng không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai bên.
1
0
Kim Anh
14/06 21:19:59
+5đ tặng

Lý giải cho câu nói này là do, cái cân mà người cổ đại sử dụng có quy định 16 lạng (cân thập lục) được tính là một cân. Cho nên, nửa cân và tám lạng thực chất là bằng nhau.

Cân thập lục cũng được gọi là cân ta để phân biệt với cân tây. Loại cân này người xưa sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Quy ước của loại cân này là 16 lạng mới bằng 1 cân. Nghĩa là 1 lạng cân ta sẽ tương đương 37,8 gram và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.

Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng, người cổ đại xưa quan sát thấy Bắc Đẩu thất tinh (Chòm sao gồm 7 ngôi sao), Nam Đẩu lục tinh (Chòm sao gồm 6 ngôi sao), thêm nữa bên cạnh có tam tinh (3 sao) Phúc, Lộc, Thọ, như vậy tổng lại vừa đúng là 16 tinh. Bắc Đẩu thất tinh chủ vong, Nam Đẩu lục tinh chủ sinh; tam tinh Phúc, Lộc, Thọ phân nhau chủ phúc, lộc, thọ của một đời người. Các chư Thần này ở trên trời và nhìn thấy tất cả con người. Người xưa nói rằng, người buôn bán nếu như cân hàng cho người ta mà cân đuối hay cân thiếu thì đều sẽ phải chịu sự trừng phạt.

- Nếu như, người buôn bán mà cân thiếu cho người ta 1 lạng, thì Phúc tinh liền giảm bớt phúc của người này đi.

- Nếu như cân thiếu cho người ta 2 lạng thì Lộc tinh liền giảm lộc của người này đi.

- Nếu như cân thiếu cho người ta 3 lạng thì Thọ tinh liền giam thọ của người này đi.

Người xưa đều tin tưởng rằng: "Người đang làm, Thần đang nhìn" cho nên ai ai cũng không dám làm việc trái với lương tâm mình mà vi phạm đạo đức, tổn hại phúc đức của bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
Tr Hải
14/06 21:20:03
+4đ tặng
có nghĩa chỉ sự vật tương đương nhau 
2
0
Kim Mai
14/06 21:20:06
+3đ tặng
Có một câu thành ngữ gọi  “kẻ 8 lạng, người nửa cân”, nó có nghĩa là ngang tài ngang sức
1
0
Hươngg Hươngg
14/06 21:20:07
+2đ tặng

Cân tiểu ly là loại cân người xưa sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Quy ước của loại cân này thì 16 lạng mới bằng 1 cân (cân này bằng 0,605kg). Nghĩa là 1 lạng cân ta sẽ tương đương 37,8g, và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.

Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên.

0
0
+1đ tặng
Ý nghĩa của câu "Kẻ tám lạng, người nửa cân" là để chỉ sự tương đồng, không bên nào kém bên nào. Nhưng bạn biết đấy, hệ thống đo lường quốc tế quy định 1 cân (1kg) tương đương đương với 10 lạng (100g
1
0
Lỏd Văn Zou
14/06 21:20:20
Điển hình như câu "Kẻ 8 lạng người nửa cân" cũng là một trong số những câu thành ngữ ý nghĩa thường xuyên được áp dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày ám chỉ sự so sánh tương đương giữa một sự vật sự việc hay hành động tính chất nào đó của cả hai bên và không bên nào được đánh giá là kém bên nào.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo