1. Quy tắc 1:giữ nguyên tên Việt và Hán - Việt của 10 nguyên tố: bạc, vàng, nhôm, đồng, sắt, thuỷ ngân, chì, thiếc, lưu huỳnh, kẽm. Có thể sẽ đặt tên Latin (để tương hợp với ký hiệu) của nguyên tố trong vòng đơn: Ag (Argentum), Au (Aurum), Al (Aluminium), Cu (Cuprum), Fe (Ferrum), Hg (Hydrargyrum), Pb (Plumbum), Sn (Stannum), S (Sulfur), Zn (Zincum). Tám nguyên tố: H (Hyđro), O (Oxy), N (Nitơ), Ca (Canxi), Co (Coban), Ni (Niken), Am (Amerixi), Fr (Franxi) cũng được coi là những trường hợp đặc biệt.
2. Quy tắc 2:Chấp nhận các phụ âm F, Z, P, W, K và G (germani). Phụ âm C đứng trước e (Ceri) vẫn viết như vậy, đọc như “Xe”.
3. Quy tắc 3: Trừ các vần ngược al (chuyển thành an), ol (chuyển thành on), yb (Chuyển thnàh yp) chấp nhận các vần ngược không gây khó khăn cho việc đọc (ar, er, or, os, af, ad, od).
4. Quy tắc 4:Trừ 10 nguyên tố có tên Việt và Hán - VIệt hoàn toàn như đã mô tả trên đây (và có thể cả Sb, nếu sau đây chúng ta chấp nhận gọi Sb là antimon chứ không gọi Stibi), tên các nguyên tố nên chứa đủ các ký tự cấu thành ký hiệu của nguyên tố đó. Để đáp ứng được yêu cầu này, cũng như kế thừa các quy tắc đã được chấp nhận rộng rãi, có những trường hợp phải chấp nhận viết một số phụ âm và nguyên âm liền nhau ở âm tiết đầu cũng như ở giữa hai âm tiết.
5. Quy tắc 5:Thống nhất thay các đuôi ium (icum đối với Arsenicum) hoặc um trong tên Latin bằng đuôi i hoặc bỏ luôn, nếu dạng đó được coi là phổ biến hơn. Ngoại lệ chỉ có hai nguyên tố là Cm (Curium) và Tm (Thulium).
6. Quy tắc 6:Một phụ âm viết hai lần liền nhau thì bỏ một, ví dụ: Beryli, Ytri…
7. Quy tắc 7:Thay phụ âm Đ bằng phụ âm D, các nguyên âm Y giữ nguyên như trong tiếng nước ngoài. Trừ trường hợp phụ âm H đứng sau C mà không tạo vần tiếng Việt thì bỏ H đi, trong các trường hợp khác đứng sau T (trừ vị trí cuối từ - bismuth ® bismut) phụ âm H vẫn giữ nguyên.