Việc chọn nghề của giới trẻ được dựa vào những tiêu chí sau:
Công việc phải gắn với đam mê, sở thích và phù hợp với năng lực cá nhân
Ai sinh ra cũng sẽ một niềm đam mê hay thích thú với một ngành nghề nào đó. Vì vậy ưu tiên đầu tiên ở đây sẽ là một công việc có thể đáp ứng được sở thích cũng như năng lực mà bản thân cho phép.
Đáp ứng nguồn thu nhập ổn định
Suy nghĩ đơn giản rằng một công việc với mức lương ba cọc ba đồng không đủ chi trả cho sinh hoạt phí của mình thì hiển nhiên bạn sẽ không bao giờ lựa chọn công việc đó.
Thời gian làm việc phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân
một công việc phân bổ thời gian hợp lý đáp ứng được thời gian làm việc cũng như có thời gian để nghỉ ngơi thư giãn sẽ luôn là một công việc lí tưởng để các bạn trẻ hướng tới.
Có cơ hội thăng tiến
Không ai muốn một công việc mà bắt đầu ở đâu thì kết thúc ở đó, không có sự thăng tiến. Khi đã đi làm ai cũng muốn được khẳng định bản thân mình bằng việc cống hiến công sức trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất. Bên cạnh đó họ cũng muốn được nhận công sức đền đáp xứng đáng cho những đóng góp mình bỏ ra bằng việc thăng chức, tăng lương.
Ngoài những tiêu chí nòng cốt trên thì hai tiêu chí cũng thường được đặt ra khi chọn nghề của giới trẻ là có thể phát triển được tư duy nhanh chóng và có địa vị trong xã hội:
Xóa bỏ những rào cản, định hướng ép khuôn sẵn: Đầu tiên là phải xóa bỏ ngay tư tưởng chọn nghề theo sở thích của bố mẹ, bố mẹ muốn mình học nghề nào mình sẽ học nghề đó rồi cho bản thân không thích. Rồi chọn nghe theo của người yêu, chọn nghề dựa vào vận may hoặc có thể dễ kiếm tiền, chọn nghề mà không nghĩ đến tuổi thọ của nghề,…
Phải luôn hiểu biết về ngành nghề cũng như nghề nghiệp đó trong xã hội: Luôn nắm bắt rõ bản chất của nghề, không thể đưa bất kỳ một nghề nghiệp nào nên bàn cân đúng sai, tốt xấu được. Vì không có ngành nghề nào là xấu cả.
Những tiêu chí giúp bạn chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai
Tìm hiểu để nắm bắt được sự thay đổi trong nền kinh tế cũng như nhu cầu của doanh nghiệp: Luôn theo dõi cập nhập tình hình về kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. Đồng thời tiếp cận các trung tâm việc làm và các doanh nghiệp để xem họ cần gì.
Hiểu rõ thực lực cũng như các kỹ năng mà bản thân mình có: Hãy luôn trang bị cho mình một nguồn thức dồi dào, những kỹ năng bài bản với một thái độ nhiệt tình kết hợp những thói quen tốt để có sẵn một hành trang bước vào nghề.