Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý bài phân tích truyện Cha tôi

Lập dàn ý bài phân tích truyện Cha tôi
Cha tôi (Phan Thị Vàng Anh)Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát… xong hết mới gọi tôi dậy ăn.
Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân… Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài.
Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa.
… Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái. Đôi lúc tôi thấy, nghề văn như một cái ách, người ta lúc nào cũng áy náy lo âu, sợ mình chưa đọc đủ, chưa viết đủ, chưa viết xong lại thấy bực bội như thể có điều gì oan trái trong lòng chưa nói ra hết được. Và tôi nghĩ, có lẽ cha tôi chọn cho mình một cái ách nặng. Cha luôn luôn tất bật, yêu hoa cỏ nhưng chưa bao giờ dám bỏ hàng giờ ra để ngồi uống trà thưởng hoa. Cha sợ những quán cà phê, nhìn chúng như nhìn những nấm mồ chôn thì giờ. Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: “Tắt đèn! Ra ngoài hè ngồi xem!”. Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn chương với mẹ, rồi tranh luận, có khi cãi cọ, quên cả trăng!
Cứ vậy, đầu óc của cha tôi không lúc nào thảnh thơi, đôi lúc tôi nghĩ, cha đã già rồi, đã có một vị trí ít ai dám mơ tới trong văn học rồi, sao cha không nghỉ ngơi một chút. Cha dạy chúng tôi: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Cha cũng muốn tôi học, tôi đã có gần một chục quyển vở chép tay của cha, ở bìa ghi rõ: “sách dạy cho Vàng Anh”, cha muốn hàng ngày đều có ít thì giờ để giảng cho tôi, nhưng tôi, vì đã không ý thức được những giờ học ấy quý như thế nào, tôi đã trốn bằng đủ mọi cớ, khi ấy, tôi chỉ thích làm thơ chứ không thích học thơ. Chỉ khi cha tôi vào nằm bệnh viện, tôi biết cha bệnh nặng, khó mà qua khỏi, mỗi chiều, sau khi đi học về, tôi vào thăm, cha luôn để dành cho tôi bánh kẹo hoặc một quả cam, và tôi dù mệt đến mấy cũng đề nghị cha giảng bài, không tiếp thu được bao nhiêu, nhưng tôi muốn cha được an tâm. Ở bệnh viện, cha tôi đã làm một phong bì to đựng các bài học của tôi, giờ đây chép thành giấy rời, cuối mỗi bài đều ký: “Cha: Chế Lan Viên”, và ghi: “Chợ Rẫy ngày… tháng… năm…” như đánh dấu từng chặng của một cuộc chạy đua tàn khốc.
… Thời khóa biểu của cha tôi cho một ngày thế nào cũng có giờ làm vườn. Thường vào khoảng mười giờ, khi viết lách, đọc sách đã mệt. Ra vườn, cha tôi đắp đất, làm cỏ như một nông dân, và cha tự hào về điều đó. Vườn nhà tôi rộng đủ để mọi người “thí nghiệm” trồng cây này, cây nọ, kết quả là cây cối mọc lung tung. Một cây dừa mọc trên mô đất cao, nước quanh năm không với tới, những cây mận, cây cam tranh giành nắng, xúm xít cạnh nhau. Tuy vậy, tôi yêu khu vườn, bởi vì nó là nơi thân thiết nhất của cha, mẹ tôi, bởi vì, ở đâu trong vườn cũng có dấu tích của cha, những chậu phong lan cha tôi đem từ rừng về, một cây ổi cha trồng riêng cho tôi gần giếng nước, bụi hương nhu bên bờ ao cha trồng cho cả nhà gội đầu… Người ngoài ít ai biết rằng cha tôi lại có thể làm những việc li ti như vậy, còn chúng tôi vì quá quen với những việc li ti ấy nên lại thường không biết cha tôi có thể làm được những việc lớn như thế nào. Thỉnh thoảng, tôi đi theo cha đến các hội nghị hoặc các lớp học cha giảng thơ văn. Ở đấy, người ta dành cho cha ghế hàng đầu, rồi các cô, các chú đến chào, nhắc về vài bài viết, hay quyển sách mới của cha, tôi nghe và lần nào cũng lặp lại cái ý nghĩ: “Tệ thật! Mình chẳng biết gì về cha cả!”. Khi ấy, tôi theo cha chỉ để đi chơi, cũng không để ý cha tôi giảng bài gì, phát biểu điều gì, chỉ để ý cha đã chải đầu chưa, cổ áo đã bẻ xuống chưa, có quên kính không… Trong những chuyện này, cha nhất nhất nghe tôi. Một lần khi tôi học lớp năm, theo cha xuống Cổ cò, người ta đón bằng một bữa tiệc, cha tôi uống rượu, thỉnh thoảng hỏi tôi: “Mặt cha đỏ chưa?”. Tôi bảo “Chưa!”, mấy phút sau lại nghiêm mặt bảo cha: “Đỏ rồi! Cha đừng uống nữa!” Và cha tôi ngưng liền.
Cha tôi nóng tính, điều đó ai cũng nói. Ở nhà không ai dám đùa với cha, ngoài chị Thắm. Chị là người duy nhất dám nhờ cha tôi dịch hộ bài học rồi ngang nhiên ngủ gật ngay bên cạnh. Chị Thắm cũng là người duy nhất biết nhổ tóc sâu và lấy ráy tai, và làm cũng tùy hứng, bất kể lúc đó cha tôi đang bận bịu đọc sách hay học bài. Ra trường, chị đi thực tập một năm ở An Giang, lâu lâu mới về một lần, thời gian đó, tóc cha tôi bạc hẳn. Tôi nhớ, khi chị đi được mấy ngày, một buổi tối, người yêu chị đi thăm về, tả lại cho cha tôi nghe cái cảnh lạ nước lạ cái của chị dưới quê, cha bảo: “tội nghiệp!” Rồi hai người sụt sịt khóc, khi ấy, hai mẹ con tôi thấy cha thật là ủy mị!
Rồi cha tôi bệnh nặng, những tháng cuối cùng, cha chỉ nằm trong phòng, không nói được, không biểu lộ tình cảm gì trên mặt, chỉ ngơ ngác nhìn trời qua cửa sổ. Vậy mà, theo thói quen, thấy tờ báo nào ở cạnh cha cũng cầm lên đọc, khi thấy mẹ tôi cầm quyển sách nào đi ngang cha cũng nhìn cho được cái gáy sách, dù đã không hiểu được gì nữa. Bạn của cha tôi đông lắm, họ đến thăm và ai cũng thấy rằng ông Trời sao thật tàn bạo, bắt một con người thông minh như cha phải sống như một đứa trẻ mới sinh. Tôi đi học về, vào giường ngồi chơi, nắm tay cha, gầy guộc, và khóc, có lần, cha tỉnh ra, nhìn tôi cau mày và cũng khóc theo. Sau đó ít ngày, cha mất.
Sau lễ hỏa táng, anh Định và tôi được giao nghi lễ cuối cùng là đem tro của cha thả xuống sông. Tôi ngôi sau, ôm chặt cái túi còn ấm nóng. Đây là cha tôi, ngày nào còn ôm tôi, đứa trẻ con ngủ gật trên xe; đây là thầy giáo tôi… giờ thu lại trong hũ cốt và một bao tro. Chúng tôi ra sông Sài Gòn, khi tro được thả xuống, tôi biết từ nay mình đã mồ côi cha, chỗ dựa lớn nhất đời tôi đã mất, và tôi sẽ phải học, như cha dạy: “Học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Học để thành người.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
576
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Dàn ý phân tích truyện "Cha tôi" của Phan Thị Vàng Anh**

**I. Mở bài:**

1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
- Phan Thị Vàng Anh là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học sâu sắc và giàu cảm xúc.
- "Cha tôi" là một truyện ngắn tiêu biểu, thể hiện tình cảm sâu sắc của người con đối với cha mình.

2. Giới thiệu nội dung chính của truyện:
- Truyện kể về cuộc sống hàng ngày và tình cảm của người cha dành cho gia đình, đặc biệt là tình cảm của người con đối với cha mình.

**II. Thân bài:**

1. Hình ảnh người cha trong truyện:
- Người cha là một người chăm chỉ, tận tụy với gia đình:
- Dậy sớm nấu cơm, chuẩn bị mọi thứ cho con.
- Sắp xếp công việc hàng ngày một cách khoa học và chu đáo.
- Người cha là một người học hành chăm chỉ, yêu thích văn chương:
- Học thơ, văn, kịch từ cổ chí kim.
- Luôn luôn học hỏi, không ngừng trau dồi kiến thức dù đã lớn tuổi.
- Người cha là một nhà văn tận tụy với nghề:
- Viết lách không ngừng nghỉ, ngay cả khi bị thương.
- Luôn lo lắng và áy náy về việc chưa đọc đủ, viết đủ.
- Người cha là một người yêu thiên nhiên và lao động:
- Làm vườn, trồng cây, chăm sóc khu vườn như một nông dân thực thụ.
- Tự hào về công việc lao động của mình.

2. Tình cảm của người con đối với cha:
- Người con cảm nhận được sự tận tụy và tình yêu thương của cha:
- Nhớ lại những kỷ niệm khi cha chăm sóc, dạy dỗ.
- Cảm nhận được sự hy sinh và tình yêu thương của cha qua từng hành động nhỏ nhặt.
- Người con cảm thấy hối hận vì đã không hiểu hết giá trị của những giờ học cùng cha:
- Trốn học, không ý thức được sự quý giá của những bài học từ cha.
- Khi cha bệnh nặng, người con mới nhận ra và cố gắng học để cha an tâm.
- Người con cảm nhận được sự mất mát lớn lao khi cha qua đời:
- Cảm giác mồ côi, mất đi chỗ dựa lớn nhất trong cuộc đời.
- Quyết tâm học tập và sống theo lời dạy của cha.

3. Ý nghĩa và thông điệp của truyện:
- Tình cảm gia đình là điều quý giá và thiêng liêng:
- Sự hy sinh và tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
- Sự trân trọng và biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
- Giá trị của việc học tập và trau dồi kiến thức:
- Học không chỉ để vui mà còn để bảo vệ bản thân và trở thành người có ích.
- Sự kiên trì và nỗ lực trong học tập và công việc.

**III. Kết bài:**

1. Khẳng định lại giá trị của truyện:
- "Cha tôi" là một truyện ngắn đầy cảm xúc, thể hiện tình cảm sâu sắc của người con đối với cha mình.
- Truyện mang đến những bài học quý giá về tình cảm gia đình và giá trị của việc học tập.

2. Liên hệ và suy ngẫm:
- Mỗi người chúng ta cần trân trọng và biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho mình.
- Học tập và nỗ lực không ngừng để trở thành người có ích, như lời dạy của cha trong truyện.
1
1
HoangBaoMinh
04/07/2024 20:17:53
+5đ tặng

1, Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật và chủ đề của tác phẩm.

2, Thân bài

- Phân tích đánh giá nhân vật tôi

+ Tôi xuất hiện trong văn bản là một thanh niên thế hệ 8x, được mẹ nuông chiều từ nhỏ.

+ Tôi có cuộc sống buông thả, là một đứa trẻ hư hỏng: đánh game suốt sáng, nhuộm đầu xanh, đầu đỏ, cắm xe, trốn học, quay cóp bài trong giờ.

+ Tôi tỏ thái độ ra mặt với cha, cãi nhau tay đôi với người cha của mình và buông những lời hỗn hào với cha.

+ Tôi chưa có sự thấu hiểu, đồng cảm với công việc và con người của cha, chỉ quan tâm đến cảm xúc và cuộc sống của mình.

- Phân tích đánh giá chủ đề tác phẩm

+ Chủ đề về người lính, tình cha con, tình cảm gia đình, những xung đột giữa các thế hệ trong xã hội hiện đại

+ Tác phẩm gửi gắm rất nhiều những vấn đề ý nghĩa của cuộc sống: phê phán bộ phận giới trẻ phủ nhận quá khứ, không biết coi trọng giá trị của hòa bình độc lập; con người trong xã hội hiện đại đang sống quá buông thả, đánh mất đi những giá trị truyền thống…

+ Nhắn nhủ thế hệ trẻ nên sống có nghĩa tình, biết trân trọng giá trị của quá khứ; cha mẹ nên quan tâm, thấu hiểu và uốn nắn con cái từ nhỏ, thấu hiểu và lắng nghe để hòa nhập với cuộc sống của các con.

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị ý nghĩa của truyện, nhân vật tôi và chủ đề tác phẩm.

- Liên hệ bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
04/07/2024 20:25:48
+4đ tặng

1, Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật và chủ đề của tác phẩm.

2, Thân bài

- Phân tích đánh giá nhân vật tôi

+ Tôi xuất hiện trong văn bản là một thanh niên thế hệ 8x, được mẹ nuông chiều từ nhỏ.

+ Tôi có cuộc sống buông thả, là một đứa trẻ hư hỏng: đánh game suốt sáng, nhuộm đầu xanh, đầu đỏ, cắm xe, trốn học, quay cóp bài trong giờ.

+ Tôi tỏ thái độ ra mặt với cha, cãi nhau tay đôi với người cha của mình và buông những lời hỗn hào với cha.

+ Tôi chưa có sự thấu hiểu, đồng cảm với công việc và con người của cha, chỉ quan tâm đến cảm xúc và cuộc sống của mình.

- Phân tích đánh giá chủ đề tác phẩm

+ Chủ đề về người lính, tình cha con, tình cảm gia đình, những xung đột giữa các thế hệ trong xã hội hiện đại

+ Tác phẩm gửi gắm rất nhiều những vấn đề ý nghĩa của cuộc sống: phê phán bộ phận giới trẻ phủ nhận quá khứ, không biết coi trọng giá trị của hòa bình độc lập; con người trong xã hội hiện đại đang sống quá buông thả, đánh mất đi những giá trị truyền thống…

+ Nhắn nhủ thế hệ trẻ nên sống có nghĩa tình, biết trân trọng giá trị của quá khứ; cha mẹ nên quan tâm, thấu hiểu và uốn nắn con cái từ nhỏ, thấu hiểu và lắng nghe để hòa nhập với cuộc sống của các con.

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị ý nghĩa của truyện, nhân vật tôi và chủ đề tác phẩm.

- Liên hệ bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×