Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu dàn ý về văn biểu cảm về tác phẩm văn học?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
550
1
0
tung thanh
13/12/2018 08:49:21
Bước 1: Tìm hiểu về đối tượng cần cảm nghĩ
Việc phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh phải là người có kiến thức và kỹ năng thì mới có thể viết tốt được. Cũng như vậy việc lập dàn ý cũng vậy, để lập dàn ý tốt thì học sinh cần phải nắm rõ những kiến thức về tác phẩm cầm cảm nghĩ. Việc nắm rõ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thì sẽ giúp cho học sinh cảm nhận tốt được tác phẩm văn học. Đây là một bước vô cùng quan trọng mà khi làm bất cứ một tác phẩm nào học sinh cũng đều phải thực hiện.
Bước 2: Tìm ra những nét đặc sắc nổi bật của đối tượng cảm nghĩ
Sau khi tìm hiểu kĩ về đối tượng cần cảm nghĩ thì bước tiếp theo là tìm ra những nét nổi bật của tác phẩm cần cảm nghĩ. Việc tìm ra những nét nổi bật trong tác phẩm sẽ tạo nên độ sâu cho bài văn. Xác định được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong phần gạch ý sẽ giúp cho các em không bị quên ý và sẽ tạo được hệ thống cho bài văn khi viết, không bị tràn lan, loãng ý.
Bước 3: Xác định luận điểm cho bài văn
Đối với bài văn cảm nghĩ về tác phẩm văn học việc xác định luận điểm rất quan trọng. Khi lập dàn ý, cần nêu rõ các luận điểm cần viết trong bài văn. Luận điểm rất quan trọng đối với tất cả các bài văn trong đó có bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
Bước 4: Tiến hành lập dàn ý
au khi đã tìm hiểu kỹ các bước trên các em tiến hành lập dàn ý ra giấy. Khi lập dàn ý cần chú ý sắp xếp các luận điểm theo thứ tự để đảm bảo các ý được sắp xếp khoa học có hệ thống.
Lập dàn ý là một bước vô cùng quan trọng đối với quá trình viết văn. Đối với bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học việc lập dàn ý lại càng chiếm vị trí quan trọng. Khi lập dàn ý người viết sẽ không bị sa vào cảm xúc của bài văn và viết được hay và đủ ý

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/12/2018 08:50:34
Dàn ý cảm nghĩ bài thơ "RẰM THÁNG GIÊNG "
I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc.
0
0
Nhok Phượng Núi
13/12/2018 09:19:02
Các bước lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (hay cho bất kỳ bài biểu cảm nào đi nữa)
Bước 1: Tìm hiểu và xác định chủ đề
- Xác định rõ đối tượng chính cần biểu cảm;
- Xác định và định hướng tình cảm cần thể hiện.
Bước 2: Lập dàn bài
- Xác định nhiệm vụ của từng phần trong bài.
- Sắp xếp lại các ý trong từng phần của bài.
Bước 3: Viết thành văn
- Tập trung làm nổi bật tình cảm đã được xác định ở bước 1;
- Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (diễn biến, sắc thái tình cảm, biểu cảm...) theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
Bước 4: Kiểm tra lại bài viết
- Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa hoặc bổ sung;
- Sửa về nội dung: kiểm tra xem có dư hay thiếu ý nào không? điểm nào cần làm nổi bật hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?
- Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×