Vậy là Lụm trở thành con cháu nhà này cũng đã được hơn ba tháng. Ông vẫn nhớ như in buổi sáng hôm ấy. Lúc trở về từ nơi tránh lũ ông thất thần nhìn nhà cửa tan hoang. Lúc đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu, xoong chảo ông giật mình nhìn thấy trên bụi tre bị bão quật nằm rạp xuống bám đầy bùn đất sau cơn lũ có hình hài một con người. Nói đúng hơn đó là một đứa trẻ, quần áo nhuốm màu bùn, tay còn ôm cố lấy thân cây. Xứ này đâu đâu lạ gì cảnh sau mỗi trận bão lũ lại thấy đồ đạc nhà mình trôi đi, đồ đạc nhà người ta trôi đến. Khi thì xoong nồi, khi thì cây cối, ngan gà, khi thì quần áo, búp bê, cặp sách. Nói chung đủ cả, lẫn lộn trong bùn đất chẳng còn dùng được. Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn.
Sau lũ, nguồn nước cũng ô nhiễm nặng. Những gáo nước đục ngầu mãi không thể gột rửa được cơ thể đứa bé tội nghiệp. Ngay cả sau này cũng vậy, dù ông Vại và vợ chồng đứa con trai có từng ôm thằng nhỏ chặt thế nào, có yêu thương ra sao cũng không thể nào xóa đi kí ức đau buồn trong nó. Ông từng dắt thằng nhỏ ngược dòng cơn lũ tìm về nhà. Nhưng về đến nơi chỉ thấy cảnh tượng tan hoang. Người ta nói người thân thằng nhỏ đã trôi theo cơn lũ, không về. Kể từ đó thằng nhỏ trở thành con cháu trong nhà. Người làng nói chắc ông trời thương vợ chồng chị Thảo lấy nhau chục năm vẫn chưa có con nên cơn lũ đã đưa thằng nhỏ đã dừng lại nơi này. Từ khi có nó nhà cửa tự nhiên cứ ấm dần lên. Dù sau lũ, dựng tạm cái lều, ba con người co cụm lại bên mâm cơm đạm bạc và giấc ngủ tứ bề gió thổi. Chồng Thảo đi xuất khẩu lao động đã được gần hai năm. Ở xa, quặn lòng thương quê nhà mưa lũ. Nên Vĩnh nói số tiền anh tiết kiệm được sẽ gửi về xây một căn nhà tử tế, nền cao, móng chắc để những mùa bão sau bớt đi phần thấp thỏm, âu lo. “Hơn nữa, không thể để cho thằng nhỏ sống tạm bợ thế được. Sẽ chỉ càng khiến nó nghĩ về mất mát”. Thế là một ngôi nhà nhỏ được xây lên. Thỉnh thoảng ông Vại ới thằng nhỏ xách hộ cái xô, giữ giùm cái thang, trông giùm mấy mẻ cá đang phơi ngoài sân sợ con mèo ăn mất. Sợ nó ngồi không hay nghĩ ngợi vẩn vơ, lúc giải lao ông thường đạp xe đèo nó đi chơi làng trên xóm dưới. Thỉnh thoảng mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy sang kéo thằng Lụm chạy mất tiêu sau rặng cúc tần. Trời tối nhá nhem thằng Lụm trở về với bộ dạng lấm lem, miệng cười hở hàm răng sún chưa thay hết. Thảo vờ mắng mỏ nó vài câu chứ bụng dạ thì mừng vui quá chừng. Ít ra cũng thấy Lụm bắt đầu cười trở lại. Nửa đêm cũng ít dần những cơn ác mộng khiến thằng nhỏ bật dậy mếu máo gọi “mẹ ơi”. Nó cũng thôi bám chặt vào cột nhà mỗi khi thấy ngoài trời nổi gió.
Cảnh tát cá đồng mới đông vui làm sao. Bà con ai cũng ghé chọn vài con cá to mua về để tủ ăn tết. Cá đồng ăn cỏ, nước sạch chảy lưu thông nên thơm thịt ai cũng thích. Lụm bận bịu với chiếc giỏ đựng đầy tôm tép của mình. Cô Thảo nói Lụm bán được bao nhiêu tiền đều được giữ lại để đi chợ tết. Thằng nhỏ sướng rơn lội cả ngày dưới đồng bùn bết từ đỉnh đầu xuống chân, chỉ hàm răng trắng thỉnh thoảng thích chí cười khanh khách. Tối về cô Thảo đun sẵn nồi nước lá lôi Lụm ra kì cọ. Tay Thảo dừng lại bên chiếc bớt đỏ trên vai thằng nhỏ, khẽ cười bảo:
- Con nhìn xem, hoa đào ngoài vườn chưa kịp nở mà hoa đào trên vai con đã nở hoa rồi.
- Hồi trước mẹ con hay nói ai có chiếc bớt đỏ như hoa sau này nhất định sẽ hạnh phúc. Có thật vậy không cô?
- Đúng thế. Cô cũng tin sau này Lụm nhất định sẽ trở thành một chàng trai tươi vui, hạnh phúc. Bởi con mang cả mùa xuân đang nở thắm trên vai.
Lụm nhắm mắt ngửa cổ cảm nhận sự ấm áp của từng gáo nước lá dội xuống người mình và những cánh hoa đào chầm chậm nở trên vai...
ĐỀ BÀI: Viết bài văn phân tích tác phẩm trên ( Hoa đào nở trên vai)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Các tác giả mới hiện nay mới lối viết văn bình dị, đơn giản lại mang đến cho chúng ta những tác phẩm hay và đặc sắc. Tác giả trẻ Vũ Thị Huyền Trang - Là một cây bút viết khỏe, tính đến nay Vũ Thị Huyền Trang đã có cả nghìn trang sách thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn… Trong đó tác phẩm " hoa đào nở trên vai" cũng để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm
Câu chuyện về nhà ông Vại nhặt được một đứa trẻ sau cơn bão - đó chính là Lụm. Cậu bé bị lũ cuốn trôi may nhờ bám vào cây tre nên mới còn sống. Vậy nên ông Vại và chị Thảo con gái ông đã nhận nuôi cậu bé. Và cuộc sống của cậu bé khi được sống ở gia đình mới diễn ra nhiều điều và đến mùa xuân thì hoa đào sẽ nở, niềm vui của Lụm cũng đến.
Người dân ở nơi miền Trung có cuộc sống rất khó khăn, họ luôn phải sống trong cảnh lũ lụt, nhỏ cửa ruộng vườn mất hết. Nhưng không có gì đau lòng hơn đó là mất đi gia đình người thân. Không phải ai cũng may mắn như Lụm được gia đình ông Vại nhận nuôi. Lúc đầu có thể cậu bé vẫn không hòa nhập được với gia đình mới. Nhưng những niềm vui, sự cởi mở của chị Thảo, hay ông vại cũng phần nào làm cho Lụm vui tươi hơn để quên đi nỗi buồn.
Lụm đã khóc rất nhiều khi nhớ về mẹ của mình, nhưng bây giờ nó đã có chị Thảo thương yêu, che chở, bao bọc không khác gì mẹ cả. Lụm đã cảm nhận được tình yêu thương của gia đình dành cho mình. Cũng có đã có bạn bè để không còn nhớ đến nỗi buồn mất mẹ.
Khi mà Lụm hòa vào công việc tát cá đồng thì nó đã thực sự thay đổi, sự vui tươi hồn nhiên của một đứa trẻ đã đến.
Mùa xuân đã về trên khắp mọi miền của đất nước, cây cối cũng xanh tươi hơn. Và mùa xuân tình người cũng đã xua tan đi cái giá lạnh của Lụm. Sự ấm áp của tình người khiến cho những bông hoa đào nở rộ.
Một tác phẩm đơn giản nhưng mang một giá trị nhân văn sâu sắc về tình người, tình người sau trận bão lũ, giúp đỡ được người khác cũng là giúp đỡ chính bản thân mình, mang đến niềm vui cho mọi người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |