Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dấu hiệu nhận biết để vẽ biểu đồ phù hợp?

Dấu hiệu nhận biết để vẽ biểu đồ phù hợp?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
54
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để chọn loại biểu đồ phù hợp khi trình bày dữ liệu, bạn cần xem xét các dấu hiệu nhận biết sau:

1. **Loại dữ liệu**:
- **Dữ liệu định lượng (số liệu)**: Thường dùng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ phân tán.
- **Dữ liệu định tính (danh mục)**: Thường dùng biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ thanh.

2. **Số lượng biến số**:
- **Một biến số**: Biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ thanh.
- **Hai biến số**: Biểu đồ phân tán, biểu đồ đường, biểu đồ cột nhóm.
- **Nhiều biến số**: Biểu đồ cột chồng, biểu đồ đường nhiều đường.

3. **Mục tiêu trình bày**:
- **So sánh giá trị**: Biểu đồ cột, biểu đồ thanh.
- **Hiển thị phần trăm hoặc tỷ lệ**: Biểu đồ tròn.
- **Thể hiện xu hướng theo thời gian**: Biểu đồ đường.
- **Phân tích mối quan hệ giữa các biến số**: Biểu đồ phân tán.

4. **Số lượng danh mục**:
- **Ít danh mục (dưới 10)**: Biểu đồ tròn, biểu đồ cột.
- **Nhiều danh mục**: Biểu đồ thanh, biểu đồ cột nhóm.

5. **Độ phức tạp của dữ liệu**:
- **Dữ liệu đơn giản**: Biểu đồ cột, biểu đồ tròn.
- **Dữ liệu phức tạp**: Biểu đồ phân tán, biểu đồ đường.

6. **Khả năng so sánh trực quan**:
- **So sánh trực tiếp**: Biểu đồ cột, biểu đồ thanh.
- **So sánh theo tỷ lệ**: Biểu đồ tròn.

7. **Tính liên tục của dữ liệu**:
- **Dữ liệu liên tục**: Biểu đồ đường.
- **Dữ liệu rời rạc**: Biểu đồ cột, biểu đồ thanh.

Dựa vào các dấu hiệu trên, bạn có thể lựa chọn loại biểu đồ phù hợp để trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và hiệu quả.
1
0
Quỳnh Anh
21/07/2024 19:49:49
+5đ tặng
1. Dạng biểu đồ hình tròn

Thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “ tỉ trọng”, “tỉ lệ’’ ...và đơn vị là %. Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc.

– Trong đó, dấu hiệu phân biệt 3 loại biểu đồ tròn:

  • Biểu đồ tròn (với 1 hình tròn): thể hiện cơ cấu của đối tượng tại 1 năm nhất định.
  • Biểu đồ tròn (với 2 hoặc 3 hình tròn cùng bán kính): đề bài cho là BSL tương đối (%), và yêu cầu thể hiện cơ cấu, sự thay đổi/chuyển dịch cơ cấu.
  • Biểu đồ tròn (với 2 hoặc 3 hình tròn khác bán kính): đề bài cho là BSL tuyệt đối có cột tổng số của đối tượng (nếu không cho cột tổng số thì phải tự cộng các giá trị thành phần lại), và yêu cầu thể hiện: quy mô và cơ cấu.

- Các bước để vẽ biểu đồ hình tròn

Bước 1 : Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %

Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn

Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn

Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho

Xem thêm: Biểu đồ tròn: Cách vẽ và bài tập

2. Dạng biểu đồ miền

Dạng biểu đồ này cũng dùng để thể hiện cơ cấu, tỉ lệ. Số liệu thể hiện trên 3 mốc thời gian (ít hơn hoặc bằng 3 mốc thời gian thì vẽ biểu đồ tròn, nhưng từ 3 mốc thời gian trở đi thì phải vẽ biểu đồ miền).

Cách 1

Dưới đây là một số kỹ năng và cách nhận biết dạng biểu đồ miền trong đề thi Địa lý:

  • Đầu tiên, hãy đọc kỹ hướng dẫn để biết rõ về nội dung và mục tiêu của biểu đồ miền.
  • Biểu đồ miền thường có hình dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Trên biểu đồ, các khu vực sẽ được tô màu khác nhau hoặc có các khu vực có biểu thị dưới dạng các hình khối khác nhau.
  • Xác định chủ đề hoặc yếu tố mà biểu đồ miền đang thể hiện. Điều này có thể là phân bố dân số, nguồn nước, sự phân phối đất canh tác, v.v.
  • Chú thích thường đi kèm với biểu đồ miền để giải thích màu sắc hoặc các ký hiệu được sử dụng. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ ý nghĩa của các mục trong chú thích.
  • Hãy so sánh các phần khác nhau của biểu đồ miền và phân tích mức độ tương quan hoặc sự khác biệt giữa chúng.
  • Xem xét các đối tượng số liệu được sử dụng trên biểu đồ miền, đảm bảo rằng bạn hiểu cách các con số hoặc phần trăm được đo và biểu thị.
  • Nếu có thể, cố gắng nhận biết xu hướng chung hoặc các điểm nổi bật trên biểu đồ miền.
  • Dựa trên thông tin thu được từ biểu đồ, hãy cố gắng rút ra các kết luận hoặc phân tích về sự phân bố và tương quan giữa các yếu tố địa lý được thể hiện.

Cách 2:

- Hình dạng biểu đồ miền thường có các dải màu xếp chồng lên nhau tạo thành một dạng hình chữ nhật các giải màu có độ dài khác nhau và nằm trên một trục thời gian

- Trục đồ thị: trục hoành biểu thị thời gian trong khi trục tung biểu thị giá trị của dữ liệu

- Màu sắc: các giải màu trên biểu đồ miền thường có màu sắc khác nhau tạo ra một hình ảnh trực quan và giúp dễ dàng phân biệt các loại dữ liệu

- Đơn vị đo: biểu đồ miền sử dụng đơn vị đo đối với trục tung. Ví dụ như Đô la, %, số lượng hoặc tỉ lệ

- Tiêu đề và chú thích: biểu đồ miền có thể có tiêu đề và chú thích để giải thích ý nghĩa của dữ liệu và các giải màu trên biểu đồ. Khi nhìn vào biểu đồ miền ta có thể dễ dàng theo dõi sự thay đổi của các giá trị dữ liệu theo thời gian và so sánh sự khác nhau giữa các loại dữ liệu. Biểu đồ miền thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, kinh doanh và kinh tế để thể hiện sự thay đổi của các chỉ số và thị trường.

Trong biểu đồ này cũng dùng để thể hiện cơ cấu tỉ lệ số liệu thể hiện trên ba mốc thời gian (ít hơn hoặc bằng 3 mốc thời gian thì vẽ biểu đồ tròn). Nhưng từ ba mốc thời gian trở nên thì các em phải vẽ biểu đồ miền.

Cách vẽ biểu đồ miền

Bước 1: Vẽ khung biểu đồ.

- Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể.

- Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.

- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).

- Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).

Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng.

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ. Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ.

Lưu ý:

  • Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên.
  • Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.
  • Khoảng cách các năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ.
  • Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ.
  • Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %).

Xem thêm: Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền

3. Dạng biểu đồ hình cột

*Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột

– Thể hiện: hơn, kém; nhiều, ít; so sánh các yếu tố; tình hình phát triển. => để thể hiện quy mô, độ lớn, khối lượng, số lượng, sản lượng, giá trị, tình hình phát triển, tình hình sản xuất.

- Mốc thời gian: thường >= 4 năm (cột ghép =< 3 năm) và 1 năm cho các đối tượng (các vùng kinh tế, tỉnh, nhóm sản phẩm,…).

– Đơn vị thường có dấu gạch chéo (/): người/km, USD/người, kg/người, lượng mưa/năm, tạ, tấn/năm.

– Trong đó:

  • Biểu đồ cột đơn: thể hiện tình hình phát triển của một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong một năm.
  • Biểu đồ cột ghép: thể hiện rõ sự so sánh qui mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí (chỉ 2 – 3 đối tượng)

=> Vậy biểu đồ hình cột có thể là cột đơn, cột nhóm, chúng thường có các từ gợi mở như: “ về”, “thể hiện”, “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”,… và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn; yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho.

  • Biểu đồ cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian; Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần.
  • Biểu đồ thanh ngang: Đây là một dạng biến thể của biểu đồ cột, đơn vị thường % và nội dung trong bảng số liệu thường không phải là năm.

*Cách nhận xét biểu đồ cột

- Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)

  • Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? tăng giảm bao nhiêu?
  • Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục).
  • Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.
  • Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.

* Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm)… (hai yếu tố trở lên)

  • Nhận xét xu hướng chung.
  • Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn).
  • Kết luận (có thể so sánh, tìm yếu tố liên quan giữa hai cột).
  • Có một vài giải thích và kết luận.

* Trường hợp cột là các vùng, các nước,…

  • Nhận xét chung nhất về bảng số liệu.
  • Sắp xếp theo tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì,… thấp nhất (cần chi tiết).
  • So sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi,…
  • Kết luận và giải thích.

Xem thêm: Biểu đồ cột: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ cột

4. Dạng biểu đồ đường biểu diễn

- Khi nào vẽ biểu đồ đường?

Thường có các từ gợi mở như: “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, tốc độ tăng trưởng (%), tốc độ phát triển (%). Và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ... đến...”, thường ≥ 4 năm.

Khi đề bài yêu cầu: hãy vẽ biểu đồ đồ thị tả…”, “hãy vẽ ba đường biểu diễn…” ta bắt buộc phải vẽ biểu đồ đường.

Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ phát triển kinh tế hay tốc độ gia tăng dân số, chỉ số tăng trưởng, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số…. thể hiện rõ qua nhiều năm từ…1995, 2000, 2005….2010, 2014,…. Mặc dù, nó cũng có tỷ lệ 100% nhưng không thể vẽ biểu đồ hình tròn được. Lí do phải vẽ nhiều hình tròn, thì không có tính khả thi với yêu cầu của đề bài.

Cho nên chúng ta vẽ dạng biểu đồ đường để dễ nhận xét về sự thay đổi của các yếu tố trên một đường cụ thể đó và dễ nhận xét về thay đổi của các yếu tố nói trên hay các dạng yêu cầu khác của đề bài.

- Cách vẽ biểu đồ đường:

  • Dựng trục tung và trục hoành:
  • Trục tung: Thể hiện trị số của các đối tượng (trị số là %), góc tọa độ có thể là 0, có thể là một trị số ≤ 100. Hoặc đôi khi trục tung không phải là trị số % mà là các giá trị khác tùy theo yêu cầu của đề bài.
  • Trục hoành: Thể hiện thời gian (năm), góc tọa độ trùng với năm đầu tiên trong bảng số liệu.
  • Xác định toạ độ các điểm từng năm của từng tiêu chí theo bảng số liệu, rồi nối các điểm đó lại và ghi trên các điểm giá trị của năm tương ứng.
  • Nếu có hai đường trở lên, phải vẽ hai đường phân biệt và chú thích theo thứ tự đề bài đã cho.
  • Ghi tên biểu đồ bên dưới.
5. Dạng biểu đồ kết hợp

– Thể hiện mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển: quy mô, cơ cấu và sự biến đổi; quy mô và sự phát triển; quy mô, cơ cấu và tình hình phát triển.

Ví dụ thể hiện: diện tích và sản lượng lúa/ cà phê… qua các năm; lượng mưa và nhiệt độ; số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm; diện tích lúa mùa/ lúa đông xuân trong tổng diện tích lúa cả nước …

– Điều kiện: có 2 đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian.

– Thể hiện mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển: quy mô, cơ cấu và sự biến đổi; quy mô và sự phát triển; quy mô, cơ cấu và tình hình phát triển.

Ví dụ thể hiện: diện tích và sản lượng lúa/ cà phê… qua các năm; lượng mưa và nhiệt độ; số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm; diện tích lúa mùa/ lúa đông xuân trong tổng diện tích lúa cả nước …

– Điều kiện: có 2 đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian.

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ
21/07/2024 19:51:53
+4đ tặng
 Vẽ biểu đò tròn nếu đáp ứng được : 
+ ba năm trở xuống  ( ưu tiên ) 
+ có tổng và thành phần 
Vẽ biểu đồ cột đáp ứng được 
 + 4 năm trở nên 
+ có từ “quy mô” “sản lượng” 
Vẽ biểu đồ đường 
+ có 4 năm trở lên 
+ có chữ “tốc độ tăng trưởng “ 
Vẽ biểu đồ miền 
+ 4 năm trở lên 
+ có chữ “chuyển dịch cơ cấu “/“cơ cấu “ 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×