Truyện ngắn “cái chết của con Mực” kể về số phận của một con chó, được mọi người gọi với tên là Mực. Chính vì có nhiều tật xấu trong người nên con chó này đã được người ta định ngày giết, nhưng may mắn thay có nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Nhưng rồi ngày giết thịt cuối cùng cũng tới, người ta lấy con Mực ra giết thịt để ăn mừng sự trở về sau nhiều năm xa nhà của người con trai tên Du. Và rồi chính Du là người được giao việc giết thịt nó, là một người sở hữu lòng yêu thương con vật tình cảm của Du dành cho con Mực cũng vậy, nhưng vì muốn bản thân là một con người mạnh mẽ trong mắt mọi người, đặc biệt muốn có tinh thần như bao người xung quanh nên anh cũng đã đồng tình để giết Mực. Nhưng sau đó mực bị bắt giết anh lại hối hận và nghẹn ngào khóc.
Đọc một chữ ta cảm được sự độc lập của cốt truyện, nhưng khi đọc từng câu từng chữ trong “Cái chết của con Mực” lại thấy những liên kết sâu sắc đến nỗi khiến trái tim con người phải lay động. Lay động vì niềm thương cảm cho số phận của con Mực khi được đón nhận trong một ngôi làng với quan niệm mang tính tập quán cổ hủ, lay động vì sự nhu nhược của một cá nhân trước sức mạnh của tập thể. Đồng thời Cái chết của con Mực cũng là phương diện để phản ánh giá trị của bản thân trước sức mạnh của xã hội, đặc biệt là một xã hội đề cao tập quán. Cũng chính lối sống đó đã đưa loài người vào cạm bẫy của xã hội, họ sẵn sàng từ bỏ giá trị cốt lõi của bản thân để theo đuổi cái nhìn của người khác.
Xuyên suốt câu chuyện là tình huống mọi người tìm cách bắt và giết con Mực. Tình huống vô cùng giản đơn này lại chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, gắn với cuộc đấu tranh nội tâm giằng xé của nhân vật Du. Chỉ vì để xổng con chó và trước cái “tủm tỉm cười” của đứa em, Du đã quên luôn cái lòng yêu thương đối với con vật từng là bạn cũ của mình, để trở nên tức giận, tức giận vị tự ái, khi thấy mình yếu ớt hơn cả con Hoa, yếu ớt đến nỗi một con chó đã được úp sẵn mà cũng để sổng. Du giận con Mực, cho rằng chính vì nó mà mình bị người khác cười nhạo.Khi con chó không chịu ăn cơm mà giật mình bỏ chạy, trong lòng Du dấy lên những cảm xúc phức tạp: thương, hối hận hay là thẹn. Du vẫn thương con chó tội nghiệp, hối hận vì hành động vào hùa giết nó hôm trước đã để lại trong trí nhớ của nó một kí ức hãi hùng. Nhưng Du vẫn thẹn, thẹn vì đã để sổng con chó, và mỗi lần nhìn thấy con chó, cái sự vụng về hôm trước của Du lại hiện về. Có thể thấy, Du là một người không có chính kiến, lòng nhân trong anh không đủ mạnh để mà lấn át cái tự ái nhỏ nhen của bản thân, chứ chưa nói gì đến việc đủ sức mạnh để lên tiếng bảo vệ con Mực, khuyên nhủ hay cấm mọi người giết con Mực. Rồi cái tự ái nhỏ nhen trong Du lại bốc lên cao. Thay vì tự nhìn nhận để thay đổi mình, để hiểu ra sự mất bình tĩnh mất cân bằng nội tâm là do sự nhu nhược của chính mình, thì Du lại đổ lỗi cho con Mực. Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sự bình tĩnh của tâm hồn chàng. Suy nghĩ này khiến Du có quyết tâm giết con Mực. Như vậy đến đây, với sự thiếu chính kiến, không dám đối lập với tập tính của đám đông, Du đã chấp nhận từ bỏ lòng nhân ái của chính mình. Du đi đến một kết luận rất phi nhân, một kết luận cho thấy sự thất bại thảm hại của chàng trong cuộc đấu tranh với chính mình: Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập? Kết luận đó khiến Du quyết tâm giết con Mực. Nhưng khi nhìn cái điệu bộ đáng thương của con vật đang nằm ngủ, lòng quyết tâm lại tiêu tan. Hành động dùng gậy vụt con chó tới tấp chỉ là một hành động cứu vớt cho những quyết tâm trước đó, để rổi sau hành động đó, chàng lại đi đến một quyết định khác hẳn: Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa. Nhưng sự nhất định ấy vẫn chưa phải là thái độ cuối cùng. Khi con chó bị người ta bắt vì ngủ quên trong sân, chính Du lại kêu lên: Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy. Và khi con chó kiệt sức, không giãy giụa nữa thì Du lại thương cảm. Nhưng anh cũng không dám bộc lộ cái thương cảm ấy ra ngoài, hẳn là sợ người khác chê cười. Anh chỉ nghẹn ngào nén khóc.
Từ phân tích diễn biến của tình huống, ta thấy Du không phải người ác, mà là một kẻ nhu nhược, thiếu quyết đoán, không dám dũng cảm đứng về phía cái thiện. Anh hành xử theo đám đông, muốn giống đám đông, muốn được đám đông công nhận, để rồi lương tâm lại bị giằng xé, bởi những hành động đó đi trái với lương tâm của chính mình.
Có thể trước đó bản thân Nam Cao là một nhà văn, nhưng sau tác phẩm “Cái chết của con Mực” chúng ta có thể nhìn Nam Cao với hào quang của một người nghệ sĩ. Ông không chỉ đem đến một chủ đề mang tính nhân văn vô cùng lớn mà chung một ánh hào quang đó là sự tỏa sáng của nghệ thuật sử dụng một cách linh hoạt tài tình vì vậy chừng đó yếu tố đã cho ta thấy cái mới mẻ trong văn chương của Nam Cao là vô cùng lớn.