1. QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
+ Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến
+ Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
2. ÁNH TRĂNG
- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
- Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba
+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.
+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…
- Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.
3.Đoàn thuyền đánh cá
- Huy Cận (1919-2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận
- Quê quán: Làng Ân Phú- huyện Dụ Quang- tỉnh Hà Tĩnh
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với thơ “Lửa thiêng”.
+ Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam
+ Huy Cận đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
- Phong cách sáng tác:
+ Trước cách mạng, hồn thơ ông là một hồn thơ ảo não
+ Sau cách mạng, hồn thơ ông có sự biến chuyển tươi vui hơn
Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”