Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn 15 câu nêu đức tính trung thực

Viết đoạn văn 15 câu nêu đức tính trung thực
2 trả lời
Hỏi chi tiết
19
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trung thực là một phẩm chất vô cùng quý giá trong cuộc sống của mỗi con người. Đó là tính cách thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và minh bạch trong mọi hành động và lời nói. Người trung thực luôn sống với quan điểm không che giấu sự thật, không lừa dối người khác, ngay cả trong những tình huống khó khăn. Đức tính này không chỉ giúp họ tạo dựng được niềm tin từ người khác mà còn giúp chính bản thân họ cảm thấy thanh thản, thoải mái. Trong công việc, người trung thực thường được đồng nghiệp và cấp trên quý trọng, bởi họ luôn giữ chữ tín và hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác.

Trung thực cũng góp phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Khi mọi người đều trung thực, xã hội sẽ trở nên đáng sống hơn, không còn sự nghi ngờ hay mâu thuẫn. Ngoài ra, trung thực còn là nền tảng của sự phát triển bền vững trong cộng đồng. Những tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dựa trên nguyên tắc trung thực thường có uy tín cao và đạt được nhiều thành công. Mặc dù đôi khi sự trung thực có thể mang đến những rắc rối, nhưng nó vẫn là yếu tố cần thiết để xây dựng một xã hội công bằng. Bên cạnh đó, giáo dục về đức tính trung thực cũng cần được chú trọng từ khi còn nhỏ, để thế hệ tương lai hiểu rõ giá trị của sự thật. Cuối cùng, mỗi cá nhân hãy luôn rèn luyện và giữ gìn đức tính trung thực trong cuộc sống hàng ngày, vì đó chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc.
1
0
Nguyễn Trung Sơn
16/08 20:58:30
+5đ tặng
Wiliam Sh.Peare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
dieu thu
16/08 21:07:28
+4đ tặng
Trung thực từ lâu đã là đức tính quý báu của con người, có giá trị trong mối quan hệ với chính mình và với người khác. Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. trung thực là luôn nói đúng sự thật, không có mâu thuẫn trong suy nghĩ, lời nói và hành động tạo nên sự hài hòa thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong. Trước hết, trung thực đem đến những ý nghĩa sâu sắc cho chính bản thân mình. Đầu tiên, nó giúp con người thấy lòng thanh thản. Thử tưởng tượng nếu nói dối, con người sẽ luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu, sợ sệt nhưng trung thực thì lại ngược lại, con người tự tin với lòng mình hơn. Đồng thời, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Người trung thực luôn nhận được sự quý mến, tình cảm tích cực của người khác. Nhận thức đúng về bản thân, không đánh giá quá cao hoặc quá thấp về giá trị của bản thân chính là một giá trị khác của trung thực. Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, phát triển và nhân văn. Tuy nhiên, trung thực không có nghĩa phải thổ lộ hết lòng mình cho tất cả mọi người biết. Hoặc đôi khi có thể chấp nhận sự không nói thật để tránh làm tổn thương người khác. Trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ con người sống giả tạo, thói đạo đức giả, thiếu sự trung thực với mình và người khác. Vì vậy phải thẳng thắn, thành thật ngay cả với bản thân và với người khác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Toán học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo