Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn
2 trả lời
Hỏi chi tiết
19
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy sâu sắc, mang ý nghĩa nhân văn lớn lao. Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn nhắc nhở mỗi chúng ta về lòng biết ơn, sự tri ân đối với những người đã tạo ra, nuôi dưỡng và giúp đỡ mình trong cuộc sống.

Trước hết, "uống nước" có thể hiểu là việc chúng ta hưởng thụ, tiếp nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó có thể là những thành quả do chính bản thân mình tạo ra hay những điều mà người khác mang lại. Khi chúng ta uống nước, chúng ta không chỉ cảm nhận được vị ngon mà còn phải nhớ đến nguồn nước - nơi cung cấp sự sống, sự sinh tồn. Nguồn nước ấy chính là công lao của ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người đã dày công vun đắp cho chúng ta có được những điều kiện tốt nhất để phát triển.

Ngược lại, "nhớ nguồn" là một nhắc nhở thiết yếu về việc không quên nguồn cội, tổ tiên, và những người đã đóng góp cho thành công của mình. Thực tế, trong cuộc sống hiện đại, nhiều người có xu hướng quên đi nguồn gốc xuất thân của mình, chỉ chăm chăm chạy theo những điều hào nhoáng, cao sang. Nhưng chính việc ghi nhớ nguồn cội sẽ giúp chúng ta biết trân trọng và gìn giữ những giá trị tinh thần quý báu mà thế hệ trước đã xây dựng.

Bên cạnh đó, việc “uống nước nhớ nguồn” cũng thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng xã hội. Khi ta nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh, chúng ta cần có trách nhiệm giúp đỡ lại người khác, tạo ra một vòng tay nhân ái và nối kết giữa con người. Điều này không chỉ làm phong phú thêm mối quan hệ xã hội mà còn xây dựng một nền tảng vững chắc cho các thế hệ mai sau.

Ngoài ra, câu tục ngữ cũng có thể được mở rộng ra trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những gì cha ông để lại chính là nguồn cội, là sức mạnh để chúng ta tự hào và tiến bộ.

Tóm lại, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" không chỉ là một bài học đạo đức mà còn là một lời nhắc nhở về lòng biết ơn và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tổ tiên, gia đình và xã hội. Đó là một thái độ sống cao đẹp mà mỗi chúng ta cần rèn luyện và gìn giữ.
1
0
Hươngg Hươngg
23/08 08:13:24
+5đ tặng

Một trong những đạo lí truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc ta là "Uống nước nhớ nguồn" hay "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đạo lí ấy luôn tồn tại trong văn hóa của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử. Đó là lời răn dạy của cha ông chúng ta với thế hệ con cháu rằng: Phải biết ghi nhớ công ơn, biết ơn các thế hệ đi trước đã tạo dựng lên thành quả để chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay.

Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" thật mộc mạc, súc tích mà hàm chứa thật nhiều ý nghĩa. "Uống nước" - một hành động mà chúng ta thường xuyên làm, đó là chỉ sự hưởng thụ, là hành động hưởng thành quả, kết quả mà người khác đã tạo dựng sẵn, chúng ta không cần phải lao động cũng có được. Còn "nguồn" tức là chỉ mạch nguồn, ngọn nguồn nơi xuất phát của dòng nước. Hay "nguồn" cũng là để chỉ những con người, tập thể đã tạo dựng lên thành quả cho chúng ta hưởng thụ "uống nước". Nguồn nước mà chúng ta hưởng thụ mỗi ngày đều là do thiên nhiên ban tặng, vậy nên chúng ta cần biết ơn thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho chúng ta nguồn nước quý giá ấy. Hay cũng là lời ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta rằng: Phải luôn ghi nhớ những hành động của người khác, của thế hệ trước đã giúp đỡ, hi sinh cho mình để mình có được niềm vui, hạnh phúc, được hưởng trái quả ngọt ngào. Đây là một đạo lí thật hàm súc, là nền tảng của một xã hội tốt đẹp.

Mỗi chúng ta sống ở cuộc đời này không ai là có thể tự tạo dựng cho mình một cuộc sống riêng mà không hưởng thành quả mà người khác đã gây dựng ra được. Như khi chúng ta sinh ra, chúng ta đã chịu ơn sinh thành, nuôi dưỡng của mẹ cha từ chín tháng mười ngày trong bụng mẹ. Vậy nên, chúng ta không thể không biết ơn cha mẹ của mình. Các thành quả trong xã hội, trong cuộc sống không phải tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, có được là do bàn tay khối óc của con người tạo dựng lên. Thế nên, chúng ta càng phải biết ơn những người đã tạo lên thành quả đó để mình được hưởng thụ ngày hôm nay.

Trong gia đình, mẹ cha là người mang cho chúng ta cuộc sống, ban cho chúng ta sự sống để chúng ta được sinh ra và lớn lên. Không chỉ vậy, cha mẹ còn tạo ra của cải, vật chất nuôi dưỡng chúng ta đến tuổi trưởng thành, dạy chúng ta bước vào đời, nâng ta lên khi ta vấp ngã. Tất cả những điều đó, cha mẹ đã làm cho ta, vậy nên, ta không thể nào không ghi nhớ công ơn sinh dưỡng trời bể đó của mẹ cha được. Cũng tương tự như vậy ngoài xã hội, của cải vật chất trong xã hội, những điện đường trường trạm chúng ta dùng hằng ngày, những cơ sở vật chất công cộng đều được dựng lên từ bàn tay lao động của con người. Không chỉ vậy, nó còn được tạo dựng từ máu xương của thế hệ đi trước đã ngã xuống bảo vệ nền độc lập chủ quyền, mang lại hòa bình cho chúng ta. Chúng ta hãy nhớ tới những người lính trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc: chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Họ là những con người không tiếc máu xương của mình, quyết tâm ra đi để giữ gìn nền độc lập hòa bình cho dân tộc. Với hàng ngàn người lính đã ngã xuống, vô số những người lính trở về với thân hình chẳng còn lành lặn, họ đã để lại xương máu của mình để chúng ta có được hôm nay. Thành quả này đều là công sức của họ. Vậy nên, được sống trong cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay, chúng ta hãy luôn trân trọng, yêu quý, giữ gìn những điều đó. Rồi những bác nông dân đang tần tảo trên ruộng lúa để làm nên những hạt ngọc, hạt vàng nuôi sống chúng ta. Chúng ta cũng phải biết ơn họ, họ đã tạo nên những giá trị giúp chúng ta hưởng thành quả trái ngọt ngào. Lòng biết ơn là một đức tính tốt, một tình cảm tốt đẹp mà mỗi con người chúng ta phải luôn có trong mình. Nếu không có được đạo lí này, chúng ta chỉ là những kẻ vô ơn, mông muội giữa cuộc sống bao la này.

Ngoài kia, những giá trị văn hóa tinh thần đang bị mai một bởi sự ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài: Phương Tây, Kpop,... vậy phải làm gì để giữ vững được truyền thống tốt đẹp này của cha ông ta? Mỗi chúng ta, hãy luôn ghi nhớ, tự hào về truyền thống của dân tộc, về văn hóa của Việt Nam, hãy tạo cho mình một lòng tự hào tự tôn dân tộc. Không chỉ vậy, lớp thế hệ trẻ chúng ta phải ra sức học tập, lao động để bảo vệ đất nước, góp phần giúp đất nước giàu mạnh hơn. Nền văn hóa của mỗi nước đều có những cái tốt đẹp, đáng quý, Việt Nam chúng ta cũng vậy. Vậy nên, mỗi công dân Việt Nam hãy giữ gìn bản sắc của dân tộc mình, đừng để bị lại tạp lai căng, đồng hóa bởi sự ảnh hưởng văn hóa của các nước khác. Trong nền kinh tế đang ngày càng hội nhập và phát triển này, cách sống, tư tưởng sống có ý thức, có trách nhiệm, không lãng phí mới là cách sống đúng đắn và hợp lí nhất. Ngoài xã hội là vậy, trong gia đình ta, hãy luôn yêu quý, tôn trọng, lễ phép và nghe lời ông bà cha mẹ. Họ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng bạn, họ xứng đáng để có được lòng biết ơn mà bạn dành tặng. Và cũng đừng quên những đóa hoa tươi thắm mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dành tặng những người cha người mẹ thứ hai của mình, những người đã chèo lái con thuyền tri thức, giúp chúng ta thành người sống có ích cho xã hội.

Tuy thế, nhưng ngày nay vẫn có một số người sẵn sàng đánh mất đi cái đạo lí nền tảng con người ấy. Họ sẵn sàng đạp đổ nền tảng cơ bản của một con người. Chúng ta không thể nào quên những hình ảnh của Nguyễn Văn Mạnh (Thái Nguyên) đã dùng chày giết chết người bố ruột của mình chỉ vì tranh cãi về gia sản đất đai. Liệu những kẻ như vậy có hiểu có xứng với đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc? Rồi những kẻ phản quốc tham gia hội Việt Tân, chúng có hiểu rõ đất nước ta đã phải khó khăn như thế nào mới giành lại được độc lập mà chúng dám đưa kẻ thù xâm nhập đất nước, hòng gây ra chiến tranh, loạn lạc? Những hành động đó của chúng sẽ phải trả những cái giá thật đắt cho lòng vô ơn của mình.

“Uống nước nhớ nguồn” - đây là một truyền thống, một đạo lí vô cùng tốt đẹp và đúng đắn của dân tộc ta. Những thế hệ sau như chúng ta hãy biết ơn, hãy luôn ghi nhớ, gìn giữ những gì mà thế hệ trước đã làm để chúng ta có thể hưởng thành quả như ngày hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
long dral rap
23/08 08:14:17
+4đ tặng

“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đạo lý ấy được lưu giữa và phát huy suốt theo chiều dài lịch sử đất nước.

Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn” mượn hình ảnh uống nước phải nhờ về nơi tạo ra dòng nước ấy. Để ẩn dụ cho sự biết ơn, nhớ về nguồn cội. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy bày học về lòng biết ơn qua những câu thơ, bài hát, những câu chuyện nhỏ. Chính ông bà, cha mẹ cũng là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Lòng biết ơn được thể hiện từ tình cảm chân thành và suy nghĩ kính trọng dành cho người đã giúp đỡ chúng ta. Nó đơn giản là lời cảm ơn, là hành động đền đáp trong khả năng của chính mình. Truyền thống biết ơn đấy hiện diện trong từng nhịp sống của người dân Việt ta. Qua truyền thống thờ cúng tổ tiên, hiếu đạo với cha mẹ, ông bà. Qua những ngày lễ, những sự kiện tôn vinh người lao đông, những bác sĩ, nhà giáo, bộ đội… Cứ như thế, truyền thống Uống nước nhớ nguồn vẫn tiếp tục duy trì và le lỏi vào cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, xuất hiện một bộ phận giới trẻ đi ngược với đạo lý của ông cha để lại. Họ mặc sức nhận lấy nhưng lại có thái độ hờ hững, không có lòng biết ơn với người khác. Họ không biết nói lời cảm ơn, không biết tri ân những người đã cống hiến cho cuộc sống hôm nay của mình. Thật đáng buồn thay. Tuy chỉ là số lượng nhỏ, nhưng họ vẫn gây ảnh hưởng đến tập thể. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ngay từ trên ghế nhà trường, để thế hệ trẻ ngày hôm nay thấm nhuần tư tưởng Uống nước nhớ nguồn mà ông cha để lại.

Em tin rằng, những bài học và giá trị của câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là vô cùng ý nghĩa. Vì vậy, dù cho những giá trị của cuộc sống này có thay đổi theo thời gian thì câu tục ngữ ấy vẫn sẽ mãi còn vẹn nguyên sức nặng như thuở ban đầu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo