Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 10
22/12/2018 10:00:46

Lãnh địa phong kiến Tây Âu: khái niệm, đặc điểm, tính chất

Giúp mình câu ss lãnh địa phong kiến tây âu với chế độ phong kiến ở phương đông
7 trả lời
Hỏi chi tiết
5.252
3
2
mỹ hoa
22/12/2018 10:06:32
Lãnh địa phong kiến là: Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.
Đặc điểm: Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
mỹ hoa
22/12/2018 10:08:28
sự hình thành quan hệ phong kiến tây âu:
- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.
- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.
- Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
- Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.
2
0
mỹ hoa
22/12/2018 10:10:18
​Xã hội phong kiến phương đông
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến phương Tây
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ.
3
0
mỹ hoa
22/12/2018 10:11:28
*bối cảnh
- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.
- Trước tình hình trên, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời bao gồm:
+ Thành thị do các lãnh chúa lập ra.
+ Thành thị cổ được phục hồi.
* Vai trò:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn.
3
1
mỹ hoa
22/12/2018 10:16:43
11
* Nguyên nhân :
- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
* Điều kiện :
- Khoa học, kĩ thuật tiến bộ ( đóng tàu, làm la bàn,... )
*diễn biến
- Năm 1415, hoàng tử Hen-ri người Bồ Đào Nha đã khởi xướng và tổ chức những cuộc khám phá đầu tiên dọc bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B.Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô đi từ Tây Ban Nha đến được Cu Ba và một số đảo thuộc vùng biển Ăng-ti, là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
- Năm 1497, Va-xco đơ Ga-ma đã đến được La-li-cút (Ấn Độ, tháng 5-1498).
- Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng là người thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519-1521).
Hệ quả
- Giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái đất.
- Đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, mở rộng thị trường thế giới.
- Tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Đem lại cho thương nhân Châu Âu nhiều vàng bạc, hương liệu, nguyên liệu, gia vị… Thúc đẩy thwowgn nghiệp Châu Âu phát triển.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến có hệ quả tiêu cực là làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
4
1
Thiên Bình
28/12/2018 23:16:28
Lãnh địa phong kiến Tây Âu:
- Khái niệm: là một đơn vị chính trị, kinh tế độc lập trong xã hội phong kiến phân quyền. Mỗi lãnh địa gồm có đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
- Đặc điểm:
+ Kinh tế: mọi hàng hoá trong lãnh địa đều do nông nô sản xuất. Họ chỉ mua muối sắt_những thứ không thể tự tạo ra được, không trao đối mua bán với bên ngoài -> 1 đơn vị kinh tế độc lập mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc.
+ Chính trị : lãnh địa là 1 đơn vị chính trị độc lập, lãnh chúa có quyền như vua, vua thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn -> biểu hiện rõ nhất của chế độ phong kiến phân quyền.
+ Xã hội : gồm hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô.
Lãnh chúa: giai cấp thống trị, sống sung sướng xa hoa dựa trên việc bóc lột, thu tô thuế từ nông nô.
Nông nô: giai câp bị trị, làm mọi việc trong lãnh địa, được xem như " công cụ biết nói", sống lệ thuộc vào lãnh chúa nhưng lại được tự do trong lao động sản xuất, có nhà ở.
+ Văn hoá: kém phát triển, cả lãnh chúa lẫn nông nô đều bị mù chữ.
2
2
Lê Nhi
04/02/2019 23:25:15
1. Lãnh địa phong kiến là: Là vùng đất đai rộng lớn trong đó có cả đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm,...Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân, đất khẩu phần xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy.
2. Đặc điểm của lãnh địa
- Kinh tế: Là 1 đơn vị kinh tế độc lập mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc.
+ Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng đất cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh phá.
+ Mọi hàng hoá trong lãnh địa đều do nông nô sản xuất.
+ Lãnh chúa, nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài muối sắt_những thứ không thể tự tạo ra được.
- Chính trị : lãnh địa là 1 đơn vị chính trị độc lập.
+ Lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp,tài chính,....có quyền miễn trừ không ai can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa .
+ Mỗi lãnh địa như 1 pháo đài bất khả xâm phạm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo