Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận phân tích 600 chữ bài sân ga chiều em đi

Ghị luận phân tích 600 chữ bài sân ga chiều em đi 
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
47
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Nghị luận phân tích bài thơ "Sân ga chiều em đi"**

"Sân ga chiều em đi" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Bài thơ không chỉ phản ánh những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ mà còn gợi lên những cảm xúc sâu lắng về tình yêu, sự chia ly, và nỗi nhớ trong mỗi con người. Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa những hình ảnh sống động, chất chứa những tình cảm chân thành, tạo nên một bức tranh mang tính biểu tượng.

Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh "sân ga" – một nơi thường gắn với sự khởi đầu và chia ly. Sân ga là không gian giao thoa, nơi mà những chuyến tàu đến và đi tượng trưng cho dòng thời gian, cho cuộc đời. Hình ảnh này không chỉ là bối cảnh vật lý mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho những khoảnh khắc cuộc sống, nơi mà con người gặp gỡ, yêu thương và rồi lại phải xa cách. Đó chính là biểu hiện của quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" trong cuộc sống.

Tiếp theo, tác giả khéo léo lồng ghép những cảm xúc riêng tư của nhân vật chính – một người đang tiễn người yêu hoặc một người bạn thân trong buổi chia ly. Những dòng thơ đầy cảm xúc về sự nuối tiếc, tiếc nuối những giây phút bên nhau, làm nổi bật nỗi trăn trở, thao thức trong lòng người tiễn đưa. Tác giả không ngần ngại bộc lộ những nỗi niềm này qua từng câu chữ, khiến người đọc cảm nhận được sự chân thành, nỗi buồn man mác giữa không gian yên ả của sân ga.

Một điểm đáng chú ý trong bài thơ là việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu mà giàu hình ảnh. Những hình ảnh như "chiều tàn", "ánh đèn lòe loẹt", "tiếng còi tàu văng vẳng" không chỉ tạo nên bức tranh sống động mà còn khơi gợi những cảm xúc sâu sắc trong tâm hồn người đọc. Từ những hình ảnh cụ thể, tác giả đã dẫn dắt chúng ta vào những suy tư về cuộc sống, về tình cảm con người, về những ước mơ và hoài bão.

Ngoài ra, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ còn là sự chấp nhận những điều không thể giữ lại. Chia ly là một phần tất yếu của cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta biết trân trọng những khoảnh khắc bên nhau, biết sống hết mình với những kỷ niệm đẹp, dù cho có phải chia xa. Bài thơ mang đến một thông điệp nhẹ nhàng nhưng sâu sắc: yêu thương và kỷ niệm sẽ mãi là những điều đáng quý, dù thời gian có trôi qua.

Kết thúc tác phẩm, không chỉ là nỗi buồn chia ly mà còn là hy vọng vào một ngày gặp lại. Tác giả khéo léo kết hợp nỗi nhớ với niềm tin vào tương lai, thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tình yêu và những mối quan hệ tốt đẹp.

Tóm lại, "Sân ga chiều em đi" không chỉ là một bài thơ đơn giản về sự chia ly mà còn là một tác phẩm sâu sắc về tình cảm con người. Qua những hình ảnh thơ mộng, ngôn từ gần gũi, Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa vẻ đẹp của tình yêu và kỷ niệm, đồng thời gửi gắm thông điệp về sự chấp nhận và trân trọng cuộc sống. Bài thơ xứng đáng là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam hiện đại.
0
0
trần Minh Huy
30/08 13:55:23

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Sân ga chiều em đi
Mênh mang màu nắng nhạt
Bụi bay đầy ba lô
Bụi cay xè con mắt
Không gian thơ được mở ra bằng một sân ga chưa hiện đại như bây giờ nhưng thật thoáng đãng với những nắng và gió, và bụi hứa hẹn một chuyến đi vất vả. Hành trang mang đi của nhà thơ chỉ là một chiếc ba lô như hành trang của một người lính.

Cái không gian rộng rãi đó nhưng thật tĩnh lặng:
Sân ga chiều em đi
Gạch dưới chân im lặng
Bóng anh in thành tàu
Tóc anh xoà ngang trán
Anh là người đưa tiễn. Hình ảnh anh thật lãng mạn với tóc xoà ngang trán. Bóng anh in thành tàu khoẻ khoắn. Gạch dưới chân im lặng tạo cho khổ thơ một sự chắc chắn. Chắc chắn như anh ở lại lo việc nhà cho em yên tâm đi công tác. Không ai nói gì bởi những chuyến đi như thế này xảy ra thường xuyên. Khổ thơ gợi nên một sự yên tâm cho người đi.

Thế nhưng cảm giác sắp phải xa nhà vẫn đến khi còi tàu nổi lên:
Sân ga chiều em đi
Bàn tay da diết nắm
Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc
Cái da diết của nỗi nhớ, cái da diết của tình cảm gửi gắm vào nhau. Tiếng còi tàu báo hiệu sắp đến lúc chia tay mà đã cảm giác buồn mênh mang. “Lòng đã Nam đã Bắc” không phải là sự cách xa trong lòng mà để diễn đạt nỗi nhớ thương dâng trào không chỉ trong lòng người đi mà cả trong lòng người ở lại.

Trong bài Những bóng người trên sân ga nhà thơ Nguyễn Bính đã viết:
Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.
Và:
Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn giầu anh thắt lại:
“Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!“
Đó là những cuộc chia ly không hẹn ngày về, bởi ngay từ đầu bài thơ, Nguyễn Bính đã nhìn thấy sân ga là nơi bắt đầu của mọi cuộc chia lìa.

Trở lại với Sân ga chiều em đi của Xuân Quỳnh, tác giả thấu hiểu tâm trạng của người chồng đang đưa tiễn mình:
Anh thương nơi em qua
Những phố phường nhộn nhịp
Bỡ ngỡ trong ánh đèn
Còn lạ người lạ tiếng
Anh thương nơi em qua
Những sương chiều mưa tối
Dặm đường xa nắng dãi
Chuyến phà con nước dâng
Anh thương em phận gái chân yếu tay mềm. Nơi đất khách quê người em sẽ xoay sở ra sao. Còn nhớ trong vở chèo Lưu Bình Dương Lễ, khi Dương Lễ tiễn Châu Long đi nuôi bạn là Lưu Bình, Dương Lễ đã nói:
Em ơi, chấp kinh phải biết tòng quyền
.............................
Chia tay đôi ngả xa nhau đôi nơi
Xa tiếng xa người, lệ sầu đầy vơi
Dứt áo ly biệt, anh đây chúc nàng hoà vui
Kể sao xiết nỗi ngậm ngùi
Khuyên nàng ghi nhớ lấy lời chấp kinh
Dặm trường thời thân gái một mình
Dương Lễ dặn dò vợ phải tuỳ cơ mà ứng biến và bày tỏ nỗi nhớ nhung khi xa vợ. Lời dặn của Dương Lễ thật là thực lòng. Còn trong tâm trạng của người chồng đưa tiễn tác giả bài thơ này, cũng là những nỗi lo lắng cho vợ khi phải sống xa nhà. Nỗi lo lắng cả khi vợ mình đến những nơi phố xá, những miền đất heo hút, những chuyến phà khi con nước dâng. “Con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang” là lời cha mẹ thường dặn dò con cái về cách ứng xử để bảo toàn sinh mạng đã vang vang trong câu thơ. Rồi nỗi lo lắng đó theo vợ đi suốt chiều dài thời gian dằng dặc của ngày.

Như để đáp lại sự quan tâm, lo lắng đó, tác giả bày tỏ:
Em xao xuyến trong lòng
Nhớ về nơi ta ở
Mùa thu vàng đường phố
Lá bay đầy lối qua
Nhớ lại lời Châu Long nói với Dương Lễ trước khi đi:
Anh ơi! Em bước chân đi nguyện có Hoàng Thiên
Quyết em chẳng dám thay lòng đổi dạ
Tưởng những lúc mặn nồng hương lửa
Má kề gối tựa nay phút bỗng phải biệt ly
........
Em chẳng dám quên
Những phiền đôi lứa tưởng những lúc
Chiều đông tựa cửa ngao ngán thay
Cảnh vợ xa chồng hết hạ sang đông
Lẻ loi cô phòng tuổi xanh mòn mỏi
Dày ngóng mai trông
Trăm năm chút nghĩa đèo bòng
Xa xôi ai có thấu lòng chăng ai?
Lời của Châu Long là nỗi buồn xa vắng khi xa nhà, xa chồng và mong chồng thấu hiểu. Nơi Châu Long đến là một nơi không an toàn vì nàng theo Lưu Bình, kết bạn với Lưu Bình trong hoàn cảnh một người con gái con nhà giàu nhưng bị mẹ cha ép gả cho một trọc phú, nay nàng muốn tìm một quân tử để giúp đỡ học hành, khi nào đại đăng khoa sẽ tiểu đăng khoa. Trong cái nhớ của Châu Long vẫn có “Tưởng những lúc mặn nồng hương lửa”.

Lời của Xuân Quỳnh vẫn là những nhớ thương về mái nhà thân thuộc, về con phố thân quen và để cho người chồng, người đưa tiễn yên tâm dù em có đi đâu nhưng trái tim em vẫn luôn hướng về quê nhà.

Và vẫn là nỗi nhớ dàn trải mênh mông:
Ngọn đèn và trang thơ
Tiếng thở đều con nhỏ
Màu hoa trên cửa sổ
Quán nước chè mùa đông
Ngọn đèn và trang thơ để nói về công việc, con nhỏ để nói về tình cảm gia đình. Rồi xóm giềng lối phố, cả đến những sự vật dù là rất nhỏ em cũng không quên. Một nỗi nhớ tràn ngập phủ khắp không gian. Nhưng hình như vẫn thiếu. Thiếu vì chưa nói đến chồng. Một người phụ nữ kín đáo không nói thành lời nhưng vì anh là một phần tất yếu ở trong đó nên nhớ về nhà, ngôi nhà thân thuộc, nhớ về tiếng thở con nhỏ khi ngủ, nhớ về ngọn đèn và trang thơ... cũng chính là nhớ về anh. Nhưng trong thơ của Xuân Quỳnh càng không có những lúc êm ấm bên chồng. Không nhắc đến hay gửi vào ánh mắt tin tưởng. Phải thế chăng?

Tàu đã vào ga, hành khách đã ngồi yên vào ghế, tàu nổi một hồi còi tạm biệt rồi từ từ lăn bánh:
Con tàu và dòng sông
Ra đi rồi trở lại
Hà Nội ơi Hà Nội
Sân ga chiều em đi
Nếu như con tàu đưa ta đi xa thì cũng con tàu đó lại đưa ta trở về ngôi nhà thân yêu. Thuyền xuôi dòng rồi có lúc ngược dòng trở lại bến cũ. Nhưng vẫn đau đáu trong lòng một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến. Một tiếng gọi cất lên “Hà Nội ơi Hà Nội”, tiếng gọi chính là hình thức biểu hiện cao độ của tâm trạng người đi.

Câu thơ “Sân ga chiều em đi’ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nó khắc vào lòng người đọc một cảm giác hụt hẫng, bâng khuâng và hồi hộp. Bâng khuâng vì sắp xa nhà, xa người thân. Hồi hộp vì sắp đến một vùng đất mới với bao điều mới lạ đang chờ đón.

Chợt nhớ bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của thi tiên Lý Bạch:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Đó là tâm trạng của Lý Bạch khi tiễn bạn cũ, đó là tâm trạng buồn như hoa trôi theo dòng nước mịt mù khói sương với con thuyền buồm cô đơn, chỉ có nước dòng sông là chảy mãi, chảy mãi mang theo người bạn không biết khi nào trở về. Còn với người chồng của Xuân Quỳnh với đầy ắp những lo lắng cho vợ nhưng vẫn tin tưởng rồi mai đây khi nhiệm vụ hoàn thành gia đình trúc mai sum họp.

Sân ga chiều em đi. Ra đi vào một buổi chiều trong khi thời gian ấy bình thường tác giả đang ở nhà chuẩn bị cho một bữa tối sum họp đầm ấm mặc dù những năm đầu sau chiến tranh đời sống còn nhiều khó khăn nhất là những gia đình công chức. Nỗi niềm của người đưa tiễn và người ra đi đều bịn rịn, lưu luyến nhớ nhung nhưng cũng đều tin tưởng một ngày về trong niềm vui hạnh phúc. Cái đáng nhớ là sân ga chiều hay cũng chính ngôi nhà với những người thân yêu như một ngọn hải đăng vẫy gọi cho những con thuyền ra khơi tìm lối trở về. Một sân ga bình yên. Một mái nhà ấm áp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
+4đ tặng


1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm: "Sân ga chiều em đi" là một bài thơ đậm chất trữ tình, thể hiện sự chia ly và nỗi buồn.
- Khái quát nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh chia tay tại sân ga, nơi tình yêu và kỷ niệm dần phai nhạt trong dòng chảy thời gian.

2. Thân bài
- **Khung cảnh sân ga:**
  - Sân ga trở thành một biểu tượng của sự chia ly, là nơi chứng kiến những cuộc gặp gỡ và chia tay.
  - Không khí chiều tà làm tăng thêm sự hoài niệm, tiếc nuối.

-Hình ảnh nhân vật trữ tình:
  - Người ở lại với nỗi buồn, sự cô đơn, trống trải. 
  - Em – người ra đi mang theo những ký ức đẹp nhưng cũng là sự chia cắt không thể nào hàn gắn.
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ:
  - Tác giả sử dụng hình ảnh giàu sức gợi, âm điệu nhẹ nhàng nhưng buồn bã, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm.
  - Những từ ngữ miêu tả cảnh vật và tâm trạng, như "chiều tà," "mưa bay," "tàu xa dần" gợi lên sự chia ly đầy tiếc nuối.

- Tâm trạng và cảm xúc
  - Sự chờ đợi, hy vọng lẫn lộn với nỗi buồn khi nhìn thấy chuyến tàu rời đi.
  - Cảm xúc về những kỷ niệm đã qua, niềm tiếc nuối không thể nói thành lời.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị bài thơ: "Sân ga chiều em đi" không chỉ là câu chuyện của hai người mà là khung cảnh mang tính biểu tượng cho nhiều cuộc chia tay trong cuộc sống.
- Cảm nhận riêng: Bài thơ khơi gợi trong ta nỗi nhớ, cảm giác tiếc nuối những gì đã qua.


Mở bài
Bài thơ "Sân ga chiều em đi" mang đến cho người đọc một cảm giác bâng khuâng và tiếc nuối về những khoảnh khắc chia ly không thể nào quên. Hình ảnh sân ga chiều buồn với những chuyến tàu rời đi đã trở thành biểu tượng cho sự chia cắt và kỷ niệm phai nhòa. 

Thân bài:
Mở đầu bài thơ là khung cảnh sân ga trong buổi chiều tà, nơi những chuyến tàu liên tục đưa đón, chở theo những câu chuyện của những con người xa lạ. Sân ga không chỉ là nơi dừng chân, mà còn là nơi chứng kiến những cuộc gặp gỡ và chia tay. Khung cảnh chiều tà càng làm tăng thêm sự hoài niệm, tiếc nuối về một điều gì đó đã mất.

Trong khung cảnh ấy, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với tâm trạng trống trải, cô đơn. Người ở lại nhìn theo bóng dáng em xa dần theo chuyến tàu, mang theo những kỷ niệm đẹp đẽ mà cả hai đã từng chia sẻ. Tác giả khéo léo sử dụng ngôn từ để vẽ nên một bức tranh buồn man mác nhưng lại đẹp một cách kỳ lạ. Những từ ngữ như "chiều tà," "mưa bay," hay "tàu xa dần" không chỉ gợi lên khung cảnh mà còn làm nổi bật sự chia ly đầy tiếc nuối. 

Tâm trạng và cảm xúc của người ở lại và người ra đi được thể hiện rõ ràng qua những câu thơ. Đó là sự chờ đợi, hy vọng lẫn lộn với nỗi buồn khi nhìn thấy chuyến tàu dần khuất bóng. Những kỷ niệm của hai người hiện lên trong tâm trí người ở lại, như một bộ phim quay chậm với những khung hình đẹp đẽ nhưng đã phai màu. Nỗi nhớ dần lấn át, và tất cả những gì còn lại chỉ là khoảng trống và sự tiếc nuối không thể nói thành lời.
Kết bài
"Sân ga chiều em đi" không chỉ là câu chuyện của hai người chia tay mà còn là khung cảnh mang tính biểu tượng cho nhiều cuộc chia ly trong cuộc sống. Tác phẩm khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về sự chia ly, sự cô đơn, và tiếc nuối về những kỷ niệm đã qua. Chính sự chân thực, giản dị trong ngôn từ và cách miêu tả đầy cảm xúc đã làm nên giá trị của bài thơ này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo