LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Thu Điếu

phân tích bài thơ Thu Điếu
3 trả lời
Hỏi chi tiết
77
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Thu Điếu" (Câu cá mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những tác phẩm nổi bật của thơ ca Việt Nam thế kỷ 19. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu cũng như tâm trạng của nhà thơ.

### Nội dung bài thơ:

**1. Khung cảnh thiên nhiên:**
- Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả không gian yên tĩnh, thanh bình của một buổi chiều thu bên hồ. Cảnh sắc thiên nhiên được thể hiện qua hình ảnh hoa, lá vàng, không khí trong lành.
- Hình ảnh "tầng mây lơ lửng" cùng âm thanh từ tiếng "cá nhảy", tạo cảm giác tĩnh lặng nhưng không kém phần sinh động.

**2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình:**
- Bài thơ phản ánh tâm trạng của người thi sĩ, một con người yêu thiên nhiên, tìm kiếm sự thanh thoát trong tâm hồn.
- Nhân vật trữ tình trong bài thể hiện cảm giác cô đơn, tĩnh lặng bên dòng nước, đang chìm đắm trong ngày thu.
- Tình yêu thiên nhiên cùng với nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian là chủ đề chính trong bài thơ.

**3. Nghệ thuật:**
- Ngôn từ giản dị nhưng giàu hình ảnh, gợi cảm.
- Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ được sử dụng tinh tế, làm tăng phần sâu sắc và cảm xúc cho bài thơ.
- Bài thơ thể hiện sự hòa quyện giữa tâm hồn con người và cảnh vật thiên nhiên, tạo nên một không gian nghệ thuật sống động.

### Ý nghĩa bài thơ:

"Thu Điếu" không chỉ đơn thuần là một bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn là sự thể hiện tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp của cuộc sống. Bài thơ khắc họa một bức tranh yên bình, đồng thời phản ánh những nỗi niềm, suy tư sâu lắng về cuộc đời, con người và thời gian.

### Kết luận:

Bài thơ "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện phong cách thơ cổ điển của Việt Nam, đồng thời là sự gắn kết giữa tình yêu thiên nhiên và tâm trạng con người. Qua những hình ảnh giản dị, bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp của mùa thu và những trăn trở của thi nhân.
1
0
Thu Thuỷ
31/08 10:31:16
+5đ tặng

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông là người học rộng, tài cao, đỗ đầu cả ba kì thi (Thi Hương, thi Hội, thi Đình) nên được người đời tôn trọng gọi bằng tên Tam nguyên Yên Đổ. Tuy tài cao, hiểu rộng nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan có mười năm rồi cáo quan, về quê ở ẩn. Chính vì vậy, ông gắn bó rất sâu nặng với làng quê đồng bằng Bắc Bộ và thường viết về những sự vật bình dị, gần gũi ở quê hương. “Câu cá mùa thu” chính là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến viết về đề tài mùa thu. Bài thơ đã làm nổi khung cảnh mùa thu ở làng quê và qua đó nói lên tâm sự thời thế của tác giả.

“Câu cá mùa thu” nằm trong chùm thơ có đề tài về mùa thu gồm ba bài thơ nức tiếng: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh được sáng tác khi Nguyễn Khuyến đã từ quan về ở ẩn tại quê nhà. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần: đề, thực, luận, kết.

Bài thơ mở đầu bằng một không gian quen thuộc chốn làng quê – một chiếc ao thu và một chiếc thuyền câu nhỏ bé:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

“Ao thu”, “thuyền câu” – một hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ. Ao là một không gian nhỏ hẹp, vì thế mà sự xuất hiện của chiếc thuyền “bé tẻo teo” đã trở nên hài hòa, cân xứng. Chiếc ao nhỏ hẹp nên con thuyền cũng phải nhỏ bé theo. Nhà thơ đã đặc tả đặc điểm của ao thu đó là làn nước “trong veo”. Trong veo là rất trong, rất tĩnh lặng và có thể nhìn đến cả tận đáy. Và có lẽ, đã vào cuối thu nên không khí ao thu đã nhuốm hơi thở của tiết trời mùa đông và trở nên “lạnh lẽo”. Từ láy “lạnh lẽo” vừa gợi ra tiết trời se lạnh lại vừa diễn tả tĩnh lặng của không gian. Cảnh thu thật đẹp, thật trong trẻo, êm đềm. Tác giả rất tinh tế khi sử dụng tới bốn vần “eo” trong hai câu thơ, nó không chỉ có tác dụng miêu tả không khí lạnh lẽo, không gian eo hẹp rất đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ mà còn gợi ra cảm giác buồn bã, cô đơn trong lòng người.

Sang đến hai câu thực, bức tranh thu tiếp tục được khắc họa qua những nét vẽ cụ thể hơn, sắc nét hơn:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tác giả đã vận dụng rất tài tình nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Tả cái động “hơi gợn tí” của sóng, “khẽ đưa vèo” của lá để tô đậm cái sự tĩnh lặng của mùa thu làng quê Việt Nam xưa. Bởi vì không gian có tĩnh lặng thì người ta mới nghe được những âm thanh rất nhỏ, rất khẽ ấy. Không chỉ miêu tả cái tĩnh, hai câu thơ còn tiếp tục làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, nên thơ của mùa thu. Điểm xuyết vào giữa bức tranh thu tĩnh lặng ấy là màu vàng của chiếc lá thu rơi – một màu sắc rất đặc trưng cho mùa thu. Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến không lấy màu vàng làm gam màu chủ đạo mà điểm xuyết, len lỏi giữa màu xanh của trời, của nước, của ngõ trúc mà thôi. Chữ “vèo” được tác giả sử dụng thật tinh tế, diễn tả trạng thái rất nhanh và dứt khoát. Chỉ cần một làn gió nhẹ, chiếc lá vàng đã nhanh chóng đánh “vèo” xuống mặt ao, rơi khỏi cành mà không hề lưu luyến. Có thể nói, hai câu thơ đã tô đậm thêm vẻ trong trẻo, tĩnh lặng, nên thơ của bức tranh mùa thu và qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bức tranh thu tiếp tục được mở rộng ở cả không gian chiều cao và chiều sâu:

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

Nhà thơ hướng tầm mắt lên cao để ngắm nhìn bầu trời cao rộng, xanh trong, thoáng đãng với những áng mây lơ lửng giữa không trung. Màu “xanh ngắt” là nét đặc trưng đặc biệt của bầu trời thu Bắc Bộ. Trên nền trời xanh thẳm ấy là những áng mây “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả những áng mây dường như không trôi theo gió mà ngưng đọng lại lưng chừng trời đồng thời còn gợi ra trạng thái mơ màng trong lòng người. Nhà thơ lại hướng tầm mắt về gần hơn, dưới mặt đất để ngắm nhìn quang cảnh xung quanh với ngõ trúc quanh co, ngoằn ngoèo, sâu hun hút, không hề có bóng dáng qua lại của con người. Từ “quanh co” không chỉ để tả con ngõ nhỏ, sâu mà còn gợi cho người đọc liên tưởng đến những suy nghĩ không lối thoát của con người. Bởi vậy, cảnh tuy đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Đằng sau bức tranh phong cảnh, ta vẫn cảm nhận được tâm hồn tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống.

Tới hai câu kết của bài thơ, người đọc mới thấy bóng dáng của người đi câu cá:

Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Người đi câu hiện ra với tư thế có phần nhàn tản: tựa gối ôm cần. Dường như người ngồi câu nhưng lại không để tâm đến việc câu cá. Sự chờ đợi mà không chờ đợi, không kêu ca, buồn phiền về việc không được cá “lâu chẳng được” mà dường như đang suy nghĩ mông lung để cuối cùng thờ ơ với việc “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Rõ ràng, người đi câu nhưng không chú tâm đến việc câu cá và đó cũng chẳng phải là mục đích khiến ông “ôm cần”. Đó chính là hình ảnh của nhà thơ trong những ngày cáo quan, lui về ở ẩn. Chốn quan trường khiến ông chướng tai gai mắt, ông tìm về quê với thú vui điền viên. Ông đi câu chẳng qua là để tìm một chốn thanh tĩnh mong thoát khỏi những ý nghĩ về thời cuộc. Thế nhưng, ông đã không làm được điều đó bởi tâm trí ông vẫn không nguôi những suy nghĩ miên man về non sông, đất nước. Nhà thơ muốn tìm sự bình yên khi ôm cần, buông câu, đắm chìm trong cảnh vật nhưng vẫn không thể thôi trăn trở, ưu tư với sự đời.

Với bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa cùng với nghệ thuật đối tài tình và hệ thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm , Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh mùa thu trong trẻo, thanh sơ , tĩnh lặng và man mác đượm buồn từ cõi lòng của thi nhân.

Có thể nói “Câu cá mùa thu” thực sự là bài thơ “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” như nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận định. Qua bài thơ, ta hiểu được tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước và tâm sự thời thế của tác giả. Bài thơ nói riêng, chùm thơ thu nói chung sẽ còn mãi trong lòng người yêu thơ bao thế hệ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Minh Khuê
31/08 10:34:23
+4đ tặng
Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam thế kỷ 19, nổi tiếng với chùm thơ thu gồm "Thu điếu", "Thu vịnh", và "Thu ẩm". Trong số đó, "Thu điếu" (Câu cá mùa thu) được đánh giá là bài thơ nổi bật, tiêu biểu cho phong cách thơ tả cảnh ngụ tình của ông. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc mùa thu vùng quê Bắc Bộ mà còn thể hiện tâm trạng cô đơn, trầm lắng của tác giả.

Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi tả cảnh vật rất đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Nguyễn Khuyến sử dụng hình ảnh "ao thu" với nước "trong veo" để miêu tả sự trong trẻo, tĩnh lặng của thiên nhiên. Cái "lạnh lẽo" của ao thu không chỉ diễn tả cái se lạnh của tiết trời thu mà còn gợi lên sự tĩnh mịch, cô quạnh của không gian. Hình ảnh "chiếc thuyền câu bé tẻo teo" càng làm nổi bật sự nhỏ bé, lặng lẽ của con người trước thiên nhiên bao la. Sự hiện diện của chiếc thuyền câu nhỏ bé giữa lòng ao thu gợi lên cảm giác thanh tĩnh, tách biệt khỏi thế gian ồn ào.

Tiếp theo, hai câu thực miêu tả những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế của cảnh vật:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Nguyễn Khuyến sử dụng những từ ngữ như "gợn tí" và "khẽ đưa vèo" để miêu tả những chuyển động rất nhẹ nhàng, tinh tế của sóng nước và lá vàng. Hình ảnh "sóng biếc" gợn nhẹ theo làn gió, lá vàng rơi lả lơi trước gió tạo nên một không gian yên tĩnh, thanh bình. Cảnh vật mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ có màu sắc nhẹ nhàng mà còn có những chuyển động rất tinh tế, mờ nhạt, thể hiện sự tĩnh lặng, lắng đọng của không gian.

Trong hai câu luận, Nguyễn Khuyến tiếp tục mở rộng bức tranh mùa thu với bầu trời và không gian xung quanh:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Hình ảnh "tầng mây lơ lửng" và "trời xanh ngắt" thể hiện một bầu trời cao rộng, trong xanh và lặng lẽ. Mây lơ lửng không trôi nhanh mà như đứng yên, tạo nên sự mênh mang, yên bình. Ngõ trúc quanh co, uốn lượn, nhưng lại "khách vắng teo", không một bóng người qua lại, càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch, cô đơn của không gian mùa thu. Sự vắng vẻ của không gian, kết hợp với hình ảnh con người nhỏ bé, lặng lẽ như chiếc thuyền câu, tạo nên một cảm giác trầm buồn, cô quạnh.

Hai câu kết của bài thơ bộc lộ rõ hơn tâm trạng của tác giả:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Hình ảnh "tựa gối buông cần" gợi tả sự thư thái, nhưng đồng thời cũng thể hiện một sự chờ đợi mỏi mòn, không có mục đích rõ ràng. "Lâu chẳng được" thể hiện sự vô vọng, chán nản. Âm thanh "cá đâu đớp động" là âm thanh duy nhất trong bài thơ, nhưng đó cũng chỉ là một tiếng động nhẹ nhàng, bất ngờ trong không gian tĩnh lặng. Điều này càng làm nổi bật sự tĩnh lặng, yên ắng của cảnh vật, cũng như sự cô đơn, trống trải trong lòng người.

Nguyễn Khuyến qua "Thu điếu" đã không chỉ vẽ lên một bức tranh mùa thu tĩnh lặng, trong trẻo mà còn gửi gắm vào đó nỗi lòng của chính mình. Nhà thơ cảm nhận sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn, cô đơn trong cuộc đời. Nỗi buồn man mác ấy không chỉ là nỗi buồn của riêng ông mà còn là tâm trạng chung của nhiều trí thức Nho học trong bối cảnh xã hội đầy biến động thời bấy giờ.

Nguyễn Khuyến đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh và âm thanh để tạo nên bức tranh mùa thu đặc trưng của đồng quê Bắc Bộ. Từ ngữ được chọn lọc kỹ càng, thể hiện sự tinh tế trong việc miêu tả cảnh vật và tâm trạng. Hình ảnh "ao thu", "chiếc thuyền câu", "sóng biếc", "lá vàng", "tầng mây", "trời xanh", "ngõ trúc" đều rất bình dị, gần gũi với đời sống nông thôn, nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Khuyến, chúng trở nên sinh động, đầy chất thơ. Âm thanh "đớp động" của cá tạo ra sự bất ngờ, phá vỡ sự tĩnh lặng của không gian, tạo nên điểm nhấn cho bài thơ.

"Thu điếu" của Nguyễn Khuyến là một bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ tả cảnh ngụ tình của ông. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc mùa thu Bắc Bộ một cách tinh tế mà còn thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả. Qua bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn cảm nhận được nỗi lòng sâu kín của Nguyễn Khuyến, một nhà thơ yêu thiên nhiên, yêu quê hương và có tâm hồn nhạy cảm trước những biến đổi của thời cuộc.

1
0
Đông
31/08 11:15:25
+3đ tặng

Được mệnh danh là “Tam Nguyên Yên Đổ”, Nguyễn Khuyến không chỉ là một người tài có công với đất nước, ông còn là một thi nhân với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian. Bài thơ “Thu điếu” được trích từ một trong ba bài về chùm thơ thu của ông. Bài thơ là bức tranh miêu tả khung cảnh mùa thu của làng quê Việt Nam khi thời tiết đã cuối thu đầu đông. Không chỉ vậy, đó còn là những hoạt động, tâm tư của con người về cuộc sống.

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà, thơ của ông luôn nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng lại mang nhiều giá trị nhân sinh cũng như những triết lý sâu sắc. Không chỉ vậy, ông còn là một người hiền tài, yêu nước thương dân, sẵn sàng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân mình. Cũng có lẽ bởi vậy, mà trong thơ của mình, ông thường viết về thiên nhiên, về con người, về cuộc sống ở nơi làng quê Việt Nam. Lên làm quan vào thời điểm nước mất nhà tan, tình hình chính trị loạn lạc, ông lựa chọn cáo quan về quê ở ẩn, sống một cuộc đời an nhàn, bình dị nơi quê nhà, nhưng trong thâm tâm, ông vẫn chưa từng nguôi nỗi lòng, suy nghĩ về việc dân, việc nước.

Tập thơ thu của ông gồm ba bài thơ “Thu Vịnh”, “Thu Điếu” và “Thu Ẩm”. Trong đó, “Thu Điếu” cũng là bài thơ nổi bật nhất trong tập ba bài thơ trên. Bài thơ “Thu Điếu” đã miêu tả cho chúng ta bức tranh thu tĩnh lặng, cũng là nỗi niềm, tình cảm lớn lao của nhà thơ đối với quê hương của mình. Đặt trong hoàn cảnh đó, đó còn là sự trầm lắng của một thi nhân “tài hoa bất đắc chí”.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cho chúng ta về khung cảnh nơi mà nhân vật trữ tình ngồi câu cá, một không gian rộng lớn, cảm tưởng như lại càng rộng lớn hơn khi chỉ có một sự vật ở giữa không gian ấy. Mặt nước “trong veo” như một tấm gương rộng lớn, phản chiếu cảnh vật xung quanh. Khi cúi xuống, tưởng chừng như có thể nhìn thấy những sinh vật ở dưới phía đáy. Thế nhưng, khung cảnh to lớn ấy càng làm chúng ta thấu cảm được cái lạnh lẽo của không gian.

Nhưng, ở giữa không gian lạnh lẽo ấy, vẫn không làm sự sống bị mờ nhạt đi. Hai câu thơ tả thực tiếp theo đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của sự sống vẫn đang hiện hữu. Màu sắc như hòa quyện với nhau, tạo nên sự hài hòa của sự vật, hiện tượng đời sống. Màu xanh tuy làm chủ đạo cho bài thơ với những gam màu xanh khác nhau như “xanh biếc”, “xanh ngắt” làm không gian trầm lặng hơn, mang sắc lạnh nhiều hơn, nhưng điểm xuyết vào đó vẫn có màu vàng của lá cây. Chỉ là một chấm nhỏ ấy thôi, nhưng như làm bừng sáng cả một không gian, cũng như khiến con người ta cảm giác như đang được sưởi ấm. Phép đối tài tình làm nổi bật nét thu, tô đậm lên hai giác quan mà con người cảm nhận được không gian xung quanh. Chữ “vèo” tưởng chừng như bình thường, nhưng lại là phát hiện tuyệt vời, mà sau này nhân sĩ Tản Đà vừa khâm phục, cũng lại vừa tâm đắc. Không gian như lại được mở rộng ra ở hai câu thơ tiếp theo. Bầu trời cao, trong xanh vời vợi là một trong những đặc điểm nổi bật nhất khi nhắc đến mùa thu. Mây trắng lười biếng, lơ lửng trôi nổi trên nền trời trong vắt. Con người dường như cũng không xuất hiện, khi “khách vắng teo”. Cảm tưởng như thật tĩnh lặng, heo hút. Tất cả như đã gói gọn lại, như đã cô đọng lại để tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là khung cảnh thường nhìn thấy mỗi khi mùa thu ghé tới thăm chúng ta.

Sáu câu thơ đầu tiên đã đưa ta đến gần hơn với khung cảnh thiên nhiên làng quê Việt Nam vào mùa thu. Chỉ tới hai câu thơ cuối cùng, thì mới có sự xuất hiện của con người. Nhưng con người cũng thật yên lặng, như hòa mình vào cùng với không gian vậy. Hình ảnh của con người thật nhàn nhã, cảm tưởng như đang tận hưởng vẻ đẹp của đất trời mùa thu. Người câu cá như đang thả mình theo làn sương hơi, trôi bồng bềnh vào mộng đẹp của mùa thu mang lại. Chỉ tới khi nghe thấy tiếng cá quẫy nước, người câu cá dường như mới chợt bừng tỉnh khỏi mộng cảnh. Một tâm hồn thanh cao, không vướng bụi đời. Trông thì thật cô đơn, nhưng có lẽ lại không cô đơn như chúng ta vẫn hằng tưởng. Trông thì thật tĩnh lặng, thế nhưng trong thâm tâm nhân vật trữ tình - ở đây cũng có thể hiểu là tác giả Nguyễn Khuyến có lẽ đang trào dâng những suy nghĩ, những trăn trở vì việc dân, việc nước.

Có thể nói, bài thơ “Thu Điếu” (hay “Câu cá mùa thu”) là một tác phẩm ấn tượng, nổi bật mỗi khi chúng ta nhắc tới thơ ca Trung Đại. Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến hay “Thu Điếu” sẽ mãi là ánh sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư