Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Thu Điếu

Phân tích bài thơ Thu Điếu
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
46
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Thu Điếu" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khuyến, sống vào cuối thế kỷ 19. Bài thơ thường được đánh giá cao vì sự tinh tế trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cũng như tâm trạng con người. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý trong phân tích bài thơ này:

### 1. **Nội dung bài thơ**
Bài thơ "Thu Điếu" diễn tả những cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc mùa thu nơi ao làng. Qua hình ảnh câu cá, nhà thơ không chỉ thể hiện sự yêu thích thiên nhiên mà còn thể hiện khát vọng thanh bình, cuộc sống giản dị, yên ả.

### 2. **Hình ảnh thiên nhiên**
Nguyễn Khuyến khéo léo sử dụng những hình ảnh sinh động để vẽ nên bức tranh mùa thu. Cảnh vật trong thơ được mô tả tinh tế với:
- **Ao thu**: Không gian mở, gợi cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Ao còn là nơi gắn bó với ký ức tuổi thơ của tác giả.
- **Cá**: Hình ảnh câu cá là biểu tượng của sự thanh thản, thoát ly khỏi bộn bề cuộc sống. Nó phản ánh tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên của tác giả.

### 3. **Tâm trạng con người**
Tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là sự hoài niệm về quá khứ, về cuộc sống bình dị mà đầy đủ. Sự mộc mạc trong tình yêu quê hương đất nước, lòng người đối với cảnh vật xung quanh cũng được thể hiện rõ. Tác giả như đang tìm kiếm khoảng lặng trong tâm hồn giữa cuộc sống xô bồ.

### 4. **Ngôn ngữ và nghệ thuật**
Ngôn ngữ trong bài thơ rất giàu hình ảnh và thơ mộng:
- **Từ ngữ**: Sử dụng những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, tạo ra sự dễ dàng trong việc hình dung cảnh sắc.
- **Bố cục**: Bài thơ có sự sắp xếp logic, từ việc mô tả cảnh vật đến việc bộc lộ tâm tư, tạo ra sự chuyển đổi mượt mà.

### 5. **Ý nghĩa bài thơ**
Bài thơ không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, sự trân trọng những giá trị giản dị. "Thu Điếu" phản ánh tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và khát khao cuộc sống an bình của tác giả.

### Kết luận
"Thu Điếu" khắc họa một bức tranh mùa thu với những cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng và giàu ý nghĩa. Qua đó, Nguyễn Khuyến không chỉ thể hiện tình yêu quê hương, thiên nhiên mà còn gửi gắm thông điệp về cuộc sống thanh bình và giản dị. Bài thơ đã trở thành một tác phẩm tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam, để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc.
1
0
Quỳnh Anh
31/08 10:26:57
+5đ tặng
I. Mở bài:
Nguyễn Khuyến, một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, nổi bật với tài thơ Nôm và thơ chữ Hán. Ông được mệnh danh là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” nhờ những bài thơ tuyệt đẹp miêu tả cảnh quê hương.
"Thu Điếu" là một trong ba bài thơ nổi tiếng thuộc chùm thơ thu của ông, bao gồm "Thu Điếu" (Câu cá mùa thu), "Thu Vịnh" (Ngắm cảnh mùa thu), và "Thu Ẩm" (Uống rượu mùa thu).
II. Thân bài:

Bức tranh thiên nhiên mùa thu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Hai câu đề:

Cảnh mùa thu được mở ra với hình ảnh ao thu nhỏ, nước trong veo, lạnh lẽo. Sự "lạnh lẽo" và "trong veo" gợi lên cảm giác tĩnh lặng, thanh vắng của không gian mùa thu.

Hình ảnh "một chiếc thuyền câu bé tẻo teo" gợi sự đơn độc và nhỏ bé, hòa hợp hoàn toàn với khung cảnh mùa thu yên bình, tĩnh lặng.

Hai câu thực:

Hình ảnh "sóng biếc" và "lá vàng" được diễn tả tinh tế qua từ "hơi gợn tí" và "khẽ đưa vèo." Tất cả đều nhẹ nhàng, mơ màng, đặc trưng cho không khí mùa thu. Cảnh sắc như hòa vào với thiên nhiên, sự chuyển động của sóng nước và lá vàng đều chậm rãi, tinh tế.

Hai câu luận:

Trời thu hiện ra qua hình ảnh "tầng mây lơ lửng" và "trời xanh ngắt," tạo cảm giác mênh mông, cao rộng nhưng cũng rất thanh tịnh.

Hình ảnh "ngõ trúc quanh co" với "khách vắng teo" gợi lên một không gian yên bình, tĩnh lặng, vắng vẻ.

Hai câu kết:

Người câu cá xuất hiện trong cảnh thu với tâm trạng thanh thản, bình dị, nhưng cũng mang nỗi buồn mênh mang. "Tựa gối buông cần" không chỉ là hành động câu cá, mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự suy tư, lặng lẽ chiêm nghiệm cuộc sống.
Âm thanh "cá đâu đớp động" phá vỡ sự tĩnh lặng, nhưng cũng là âm thanh duy nhất trong bức tranh thu, khiến người đọc cảm nhận được sự sống nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc.

Tâm trạng của nhà thơ:

"Thu Điếu" không chỉ miêu tả cảnh sắc mùa thu mà còn gửi gắm tâm trạng của nhà thơ. Tâm hồn ông hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên, đồng thời cũng biểu lộ nỗi cô đơn, sự trầm lắng của người trí thức thời Nho học trước thời cuộc.
Sự tĩnh lặng và cô đơn trong cảnh thu như một sự phản ánh tâm trạng buồn bã, xa xôi của Nguyễn Khuyến trước sự thay đổi của xã hội, trước sự suy tàn của Nho học và sự bất lực của người trí thức khi không thể đóng góp được cho đất nước.
III. Kết bài:
"Thu Điếu" là một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp, mang đậm hồn quê Việt Nam, đồng thời cũng là một bài thơ giàu triết lý về cuộc đời, thể hiện tâm hồn thanh cao, tình yêu quê hương đất nước và nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Qua "Thu Điếu," Nguyễn Khuyến đã khắc họa thành công hình ảnh mùa thu vừa tĩnh lặng, vừa đượm buồn, vừa thấm đượm tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thu Thuỷ
31/08 10:27:18
+4đ tặng

Mùa thu là đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam. Thơ thu của văn học trung đại thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét thư pháp ấy. Khi vị Tam Nguyên Yên Đổ được coi là quán quân về thơ thu, thì chùm ba bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm được đánh giá là tam tuyệt của thơ thu Việt nam. Trong đó đặc sắc nhất có lẽ là bài Thu điếu. Nhận xét về bài thơ này, Xuân Diệu có viết: “ Bài Thu vịnh là có hồn hơn hết, nhưng ta vẫn phải công nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Không phải là Thu vịnh với không gian mênh mông bát ngát, mà là một Thu điếu được “gói gọn” trong một chiếc ao thu – ao chuôm đặc trưng vùng chiêm trũng Bắc Bộ – quê hương của cụ Tam Nguyên. Đằng sau cảnh thu vắng lặng là những nỗi niềm thầm kín của vị cao nhân:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Thu điếu cũng như Thu vịnh, Thu ẩm chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà. Thu điếu là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp luôn gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Bối cảnh của toàn bài dường như được hiện hữu trong hai câu đầu. Khung cảnh trong bức tranh được bao trùm bởi cái lạnh lẽo của mùa thu và sự cô đơn trong lòng thi sĩ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Ấn tượng đầu tiên của người đọc với bài thơ, chắc hẳn là cách gieo vần “eo” đặc sắc, tinh tế và có chút mạo hiểm. Hai câu thơ trên thể hiện sự co lại, đọng lại cho ta cảm giác lạnh lẽo bao trùm toàn cảnh cùng sự yên tĩnh, lẻ loi. Sách Gia Ngữ nói: “Thuỷ chí thanh tác vô ngư” nghĩa là nước trong quá thì không có cá. Ấy thế mà, Nguyễn Khuyến lại nhè đúng lúc “nước trong veo” để mà ngồi thuyền đi câu. Vậy, đặt tựa bài thơ là Câu cá mùa thu âu chẳng phải là làm một việc dường như không thể. Hay điều này thể hiện cái tình cảnh ngặt nghèo của nhà thơ? Nhà Nho Nguyễn Khuyến đỗ đạt bậc nhất thời đó, làm quan to nhưng trước cảnh nước nhà nhiều biến động, ông đã phải từ quan về quê dạy học. Vua quan bạc nhược, chỉ biết theo Pháp cầu an, kẻ sĩ đã thấy rõ, cái hoài bão giúp dân giúp nước thật quá khó khăn, chẳng khác gì “câu cá nước trong” được đề ngay từ câu đầu vậy. Sự so sánh vô lí giữa con thuyền với cái ao chẳng phải là thân phận của Nguyễn Khuyến đối với thời thế thiên nan vạn nan đang trùm lên ông? Câu thơ được chọn lọc từ ngữ, gieo vần bình dị, thân mật mang tính gợi cảm cao và hàm ý sâu sắc, ắt hẳn cụ Tam Nguyên phải là một người có tầm nhìn sâu rộng và lòng yêu quê hương vô bờ bến mới lột tả được cảnh vật từ tâm đến diện.

Xuân Diệu: “Cái thú của bài Thu điếu ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh tròi, xanh bèo”. Không chỉ xanh, ở hai câu thực bức tranh thiên nhiên ấy còn được tô một nét vàng:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo

Mùa thu tiếp tục được hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”. Cảnh vật động một cách khẽ khàng. Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật. Đó là sự chuyển động “hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ khẽ khàng của lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ với nhau chặt chẽ: gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi. Các tính từ, trạng từ “biếc”, “tí”, “vàng”, “khẽ”, “vèo” được sử dụng hợp lí, giàu tạo hình, vừa tạo ra bức tranh thanh nhã vừa có xanh vừa có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển của tạo vật. Nghệ thuật đặc sắc lấy động tả tĩnh của tác giả đã khiến cái tình nay càng tĩnh hơn. Cái tĩnh nó nhẹ đến vô hình, vị thi sĩ này quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc thì mới có thể cảm nhận được sự im lặng đến thế.

Như trên đã nói, mở đầu bài thơ tác giả sử dụng vần “eo” nhưng khung cảnh lại không bị giới hạn mà đã mở rộng theo chiều cao, tạo nên sự khoáng đạt, rộng rãi cho cảnh vật:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Bầu trời xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Chiều cao được cụ thể bằng sự “lơ lửng” của tầng mây và thăm thẳm của da trời xanh ngắt. Màu da trời mùa thu dường như ám ảnh sâu đậm trong lòng Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” – Thu vịnh hay “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” – Thu ẩm. Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn thuần là một màu sắc mà có lẽ đó còn chính là tâm trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân. Trước đây, Nguyễn Du đã từng viết về mùa thu với:

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Ngay Nguyễn Khuyến cũng thế. Mở ra không gian riêng, cảm hứng Nguyễn Khuyến trở về với khung cảnh làng quê quen thuộc, cũng vẫn hình ảnh cây tre, cây trúc; vẫn bầu trời ngày nào cùng ngõ xóm quanh co…, tất cả đều thân thương đượm màu làng cảnh Bắc Bộ. nếu như chiều cao được đo bằng trời thì chiều sâu ắt là độ “quanh co” uốn lượn của ngõ trúc. Từ “vắng teo” cho thấy sự vắng lặng không một bóng người, không chút động tĩnh, âm thanh. Bởi thế, hai câu thơ gợi ra sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người.

Xuyên suốt sáu câu thơ đầu, tác giả cho ta thấy bức tranh mùa thu với điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa trở về gần gụi. Bức vẽ mang màu sắc xanh thẳm, buồn bã, cô đơn và đầy tâm sự của thi sĩ. Chung quay lại, không gian thu cũng chính là không gian của tâm trạng: cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. mọi tâm tư, giãi bàu được dồn nén vào hai câu kết:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Hình ảnh con người xuất hiện với tư thế ngồi ôm gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá nhưng chẳng hề chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, lòng người phải trong trẻo lắm mới nghe được âm thanh nhỏ nhẹ như vậy. Nói chuyện câu cá nhưng thực tế là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Một tâm thế nhẫn: “tựa gối ôm cần”; một sự chờ đợi: “lâu chẳng được”; một cái chợt tỉnh mơ hồ: “cá đâu đớp động”. Nhà thơ mượn cảnh để tả tình. Câu cá chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Âu cũng là cái sự vì nước vì dân. Đất nước ta đẹp thế, ấy vậy mà nhân dân lầm than. Cái hoài bão giúp dân từ đó mà mỗi ngày đều thêm khó khăn, và cũng tạo ra trong lòng cụ Tam Nguyên một rào cản; tạo sự buồn tẻ, cô đơn. Lòng người quạnh hiu chẳng cớ nào cảnh lại nhộn nhịp, vui tươi:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Thu điếu không chỉ đơn giản là một bài thơ thu. Từng câu chữ được nảy nở từ cảm nhận của các giác quan của vị thi nhân tài tình, lột tả được bức tranh thiên nhiên làng quê tươi đẹp của Việt Nam. Ai mà biết được quê hương mình đẹp và bình dị đến thế? Càng đọc, càng thấy được lòng yêu nước đang trào dâng. Từ đó, trong ta càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn với cái ham muốn bảo vệ và phát triển đất nước này.

Không chỉ thế, Thu điếu còn để lại trong ta bài học quý giá bao đời nay. Lòng tự tôn dân tộc không cho phép ta đầu hàng trước kẻ địch. Hãy như cụ Tam nguyên, không ham hư vinh cái chốn quan trường mục nát mà ở lại làm quan; hay bán rẻ lương tâm, bán rẻ đồng bào vì một vài chức vụ, chỉ hận bản thân chưa làm được gì cho đất nước, cho Tổ quốc. Dù chỉ một chút, mong rằng bản thân con và toàn thể các thanh thiếu niên được sống trong hòa bình hiện nay sẽ ngày một cố gắng xây dựng đất nước.

Tất cả các tác phẩm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, có thể nói là vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu để chọn một bài thơ tâm đắc nhất thì chắc chắn đó là Thu điếu. Tác phẩm này có thể coi là kiệt tác trong nền văn học cổ điển nước nhà. Bài thơ như vẽ ra một bức tranh mùa thu ở trước mắt tôi vô cùng chân thực. Nhạc điệu độc đáo, cách gieo vần có phần mạo hiểm mà tự nhiên, không bị gò bó. Theo Xuân Diệu, Nguyễn Khuyến quả thực là một nghệ sĩ cao tay. Cái tình của nhà thơ đi đôi với cái tài. Với một tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam, từng câu từng chữ mà tác giả nhắc đến đều tạo ra những cảm xúc trong tâm hồn rất Việt của chúng ta. Cụ Tam Nguyên quả đúng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam bình dị và gần gũi.

1
0
Amelinda
31/08 10:42:55
+3đ tặng

Bài thơ "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ đậm chất dân tộc của ông. Với bút pháp tài hoa, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa thu sống động, bình yên, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc. Qua bài thơ, ta cảm nhận được tâm hồn thư thái, nhàn nhã của người trí thức ẩn dật.

Ao thu, thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc... Tất cả tạo nên một bức tranh mùa thu yên bình, tĩnh lặng đến nao lòng.Tiếng cá đớp mồi là âm thanh duy nhất, nhưng lại tạo nên điểm nhấn, gợi sự sống động giữa không gian tĩnh lặng. Màu xanh biếc của nước, màu vàng của lá, màu trắng của mây tạo nên một bức tranh hài hòa, tươi tắn.Tựa gối ôm cần câu thể hiện sự thư thái, nhàn nhã, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua những câu thơ, ta cảm nhận được tâm hồn nhà thơ đang hòa mình vào thiên nhiên, quên đi những lo toan của cuộc sống.Bài thơ thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương, đất nước. Qua việc miêu tả cảnh thu, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam.Dù sống xa quê, Nguyễn Khuyến vẫn luôn hướng về quê hương với một nỗi nhớ da diết.Bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn bộc lộ tình cảm, tâm trạng của tác giả.Mỗi câu thơ đều mang nhiều ý nghĩa, gợi mở. Vần thơ, nhịp điệu tạo nên một âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng.

"Thu Điếu" là một bài thơ hay, giàu giá trị nghệ thuật và nhân văn. Bài thơ không chỉ là một bức tranh đẹp về mùa thu mà còn là một bức chân dung tinh tế về tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc của ông, cũng như sự thanh thản, thư thái trong tâm hồn. Bài thơ cũng gợi lên những suy ngẫm về cuộc sống, về giá trị của những giây phút bình yên.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×