Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bốn câu thơ trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao, Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp, Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao"

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.178
2
2
Thủy Dương
24/12/2018 12:59:21
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đa tài, sống trong xã hội đầy bất công ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người, quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.
- “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.
B. Thân bài
- Hai câu đề:
“Một mai/một cuốc/một cần câu
Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào”
+ Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung
+ Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.
+ Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.
- Câu thực:
+ Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.
+ Cách xưng hô “ta”, “người”
>>>> Hai về tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.
- Hai câu luận:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
+ Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” -> Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.
+ Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.
- Hai câu kết:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
+ Xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.
+ Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường
C. Kết luận
- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
24/12/2018 17:40:08
Hai câu trong phần luận đăng đối hài hòa làm hiện rõ một cách sống giản dị, bình dị, thanh bạch của kẻ sĩ cao khiết đã lánh đục tìm trong, đã thoát "chốn lao xao ” đầy bụi trần:
"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ”
Trúc và giá còn thơm ngon hơn cao lương mĩ vị "chốn lao xao”.Tắm hồ sen về mùa xuân, tắm ao về mùa hạ đối với Bạch Vân cư sĩ là để thanh sạch tâm hồn, để di dưỡng tinh thần cho thêm phần thanh cao. “Xuân tắm hồ sen ” là thú quê, là niềm vui dân dã không phải ai cũng tìm thấy, ai cũng được tận hưởng:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”.
(Ca dao)
Hai câu kết thể hiện một cốt cách thanh cao, ung dung tự tại của bậc cao sĩ phong lưu. Ởtrên đã nói “ta tìm nơi vắngvẻ” thì khi uống rượu, “ta” lại “đến cội cây”. Trong lúc “người đến chốn lao xao" thì với "tư” lại “nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao”.Xưa nay, đã mấy ai có cách sống đẹp như thế:
"Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”
Xưa kia, Nguyễn Trãi đã từng "Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng “.Uống rượu và uống cả ánh trăng thanh. Thì giữa am Bạch Vân, Trạng Trình lại ung dung “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Rượu ấy là rượu đế, rượu tăm, đâu phải là mĩ tửu. Có dị bản ghi: “Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp chữ "nhắp ” mới thể hiện đầy đủ cốt cách của kẻ sĩ yêu nhàn và sống nhàn.
Có người cho rằng hai câu kết “tác giả có ý dẫn điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được côngdanh phú quỷ rất mực vinh hiển. Sau bừng mất tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng... Chúng tôi không nghĩ như thế. Một là, Thuần Vu Phần chưa có chút danh vọng gì, giấc mộng của ông ta chỉlà “giấc Nam Kha " mà thôi! Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi bước lên tới đỉnh cao danh vọng mới lui về quê cũ dựng am Bạch Vân để vui thú trong cảnh nhàn:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quỷ tựa chiêm bao ”
Hai là, trong thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có khá nhiều điển tích, còn trong thơ Nôm của ông rất ít điển tích, mà sử dụng nhiều tục ngữ, ca dao. Thuần Vu Phần là một con người bất đắc chí, say sưa, mộng hão, còn Bạch Vân cư sĩ là một con người đã từng đứng trên đỉnh cao danh vọng, ung dung tự tại, cao khiết nên mới có tâm thế "nhìn xem phủ quỷ tựa chiêm bao? ”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×