Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả và tác phẩm sau

viết doạn văn giới thiệu về tác giả và tác phẩm sau
1 mùa xuân nho nhỏ
2 làng
3 chiếc lược ngà
4 quê hương( tế hanh)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
27
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Giới thiệu tác giả và tác phẩm

**1. "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải**

Thanh Hải, tên thật là Nguyễn Văn Khương, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông sinh ra tại Thừa Thiên Huế và có sự gắn bó sâu sắc với mảnh đất miền Trung. Tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do, hòa bình của nhân dân. Với hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, thi phẩm mang thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, ý chí kiên cường của dân tộc.

**2. "Làng" - Kim Lân**

Kim Lân, tên thật là Nguyễn Ngọc Văn, là một nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông nổi tiếng với những tác phẩm viết về nông thôn và con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Tác phẩm "Làng" phản ánh đời sống, tâm tư của người nông dân qua câu chuyện về nhân vật ông Ba - người trở về làng sau thời gian kháng chiến. Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc và những vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện đại.

**3. "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng**

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn nổi tiếng của văn học miền Nam trước 1975, với nhiều tác phẩm văn học có giá trị. "Chiếc lược ngà" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, kể về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt. Nhân vật chính, người cha đã dành tình yêu và nỗ lực để làm cho chiếc lược ngà cho con gái mình, thể hiện sự hy sinh cao cả và tình cảm thiêng liêng của người cha.

**4. "Quê hương" - Tế Hanh**

Tế Hanh là một trong những nhà thơ ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc với những bài thơ đậm chất trữ tình, gần gũi và thân thuộc. Bài thơ "Quê hương" là sự gợi nhớ về hình ảnh quê hương với cảnh sắc tươi đẹp và cuộc sống giản dị của người dân. Tác phẩm không chỉ thể hiện tình yêu quê hương đất nước mà còn phản ánh tâm tư, tình cảm của tác giả đối với quê nhà, nơi có nhiều kỷ niệm đẹp và sâu sắc.
1
0
Duy Lê
06/09 18:04:55
+5đ tặng
1. tác giả : Thanh Hải
Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm 1980 - năm năm sau khi đất nước ta thống nhất, cả nước đang say mê với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, đó là thời điểm nhà thơ bị bệnh nặng đang được điều trị tại bệnh viện, không lâu sau ngày bài thơ ra đời cũng là khoảnh khắc nhà thơ từ biệt cuộc sống. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Chính bởi vậy, từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước; bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến "Mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
2. tác giả : KIm Lân
Trong chương trình Ngữ văn 9 có rất nhiều tác phẩm tự sự hay, mang nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật. Trong số đó, có một tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất đó là truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Kim Lân là bút danh của Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Xuất thân từ một nghệ nhân thủ công của một làng nghề vùng Kinh Bắc, Kim Lân trở thành một cây bút truyện ngắn xuất hiện trên báo chí trước năm 1945.Kim Lân có một vốn sống phong phú, sâu sắc về nông thôn và người dân cày Việt Nam. Đề tài nông dân in đâm trên trang văn của Kim Lân qua hai tập truyện ngắn: "Con chó xấu xí" và "Nên vợ nên chồng".Truyện "Làng" được Kim Lân viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, lần đầu được ra mắt bạn đọc trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Truyện nói về nỗi lòng nhớ làng Dầu của ông Hai đi tản cư, qua đó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt Nam.
3. tác giả : Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12/01/1932 tại Tỉnh An Giang, là nhà văn Việt Nam từng đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt II năm 2000. Những tác phẩm của ông thấm đượm tình người, vừa gần gũi vừa giản dị tạo nên những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Những hình ảnh chân thực của cuộc sống dưới ngòi bút khéo léo của ông đã tạo nên những tác phẩm hùng hồn, da diết, mang đậm tính nhân văn. 

Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng, dấu ấn đi theo bao thế hệ học Việt Nam. Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn này trong những tháng ngày kháng chiến chống Mỹ. Truyện thể hiện câu chuyện về ông Sáu, một cán bộ nằm vùng luôn nhớ thương vợ con, gợi lên tình cha con sâu nặng và tình đồng đội trong thời chiến. Ông Sáu dùng chiếc lược ngà voi do tự tay ông làm để gửi gắm tình cảm của mình đến con gái, trước lúc ra đi đã nhờ đồng đội trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái của mình. 
4. Tác giả : Tế Hanh 
Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 Tham gia Cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

 Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện què hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.
 Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư