Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy làm một bài thuyết trình khoảng 10 phút giới thiệu về Tây Nguyên

\
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.134
2
0
Phương Như
11/01/2019 20:58:56
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Kon Tum có biên giới phía tây giáp với Lào và Campuchia.
Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông thì chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ.
Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.
Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông...
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ.
Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Ðá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Ðá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngày nay.
Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789).
Sang đến triều Nguyễn, quy chế dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, chủ yếu người Việt vẫn chú ý khai thắc miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên.
Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayrena sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập vương quốc Sédan có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayrena về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayrena. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.
Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Liang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này.
Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sédan bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây.
Năm 1900, Toàn quyền Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồ điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được.
Từ 1976 đến đầu thập kỷ 1990, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh là Gia Lai-Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Sau đó tỉnh Gia Lai-Công Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum (thay đổi cả cách viết chính thức tên tỉnh). Tỉnh Đắc Lắc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
doan man
11/01/2019 21:15:16
Cùng với các loại đồ uống như trà chanh, nước mía, trà đá và các nước giải khát khác chúng ta không thể không kể đến cà phê. Gần đây trên những quảng cáo truyền hình có một quảng cáo của các nghệ sĩ nói yêu thương ba mẹ rất khó nhưng chỉ cần có vinacafe mà họ đã truyền tải đi được lời nói yêu thương ba mẹ một cách dễ dàng. Vậy khi chúng ta uống những tách cà phê thơm ngon như thế liệu rằng có bao giờ chúng ta nghĩ về nguồn gôc đặc điểm của nó không?. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về loại cây này.
Cà phê là một trong những nông sản thuộc cây công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất mỗi năm. Nó cũng góp phần xuất khẩu đi và mang lại thu nhập cho đất nước cũng như người dân nước ta. Cây cà phê được trồng bằng hạt cà phê, những hạt cà phê làm giống được chọn lựa rất kĩ càng. Khâu này là khâu quan trọng vì nó quyết định đến chát lượng cây và quả cà phê sau này.
Cây cà phê được trồng nhiều trên những mảnh đất ba dan ở Tây Nguyên hay những vùng cao của Tấy bắc và Đông Nam Bộ. Những mảnh đất cao ấy thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Đặc biệt nước ta khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều đã góp phần vào điều kiện thuận lợi phát triển cây cà phê.
Nguồn gốc của cà phê là từ nước pháp. Trong những năm Pháp xâm lược Việt nam thì chúng đã cướp ruộng đất của nhân dân ta và trồng đồn điền cao su và cà phê. Chính vì thế trên những mảnh đất phù hợp với sự phát triển của nó thì ta vẫn trồng cà phê.
Ở nước ta thì có hai loại cà phê chính và có số lượng lớn đạt sản lượng kinh tế cao đó là cà phê chè và cà phê vối. Trong đó cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới còn cà phê vối chiếm khoảng 36% các sản phẩm cà phê khác.
Đặc điểm của cây cà phê là cao tới 6m, cà phê vối tới 10m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Về phần hoa của cây cà phê thì hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Quả cà phê mọc thành từng chùm trên khắp các cành và có màu xanh, khi nó chín thì có màu đỏ mộng nhìn rất ngon.
Công dụng của những hạt cà phê là đem say ra làm thành đồ uống. Có thể uống cà phê đen và có thể uống cà phê đã thêm sữa và nghiền gói trong túi bán ngoài thị trường. Tùy vào từng sở thích mà người ta sẽ thích uống thế nào hơn. Không những thế cà phê còn có thể xuất khẩu ra các nước khác thu lợi nhuận cho đất nước ta tạo điều kiện phát triển kinh tế. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại cà phê hộp sẵn hay gói nhỏ như vinacafe, busdy…
Như vậy qua đây ta đã biết được về những đặc điểm cũng như nguồn gốc công dụng của cây cà phê đối với cuộc sống của chúng. Thật sự là một loại cây hữu ích không chỉ có giá trị về kinh tế mà nó còn mang giá trị về giải khát.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/01/2019 07:19:48
Nhắc đến Tây Nguyên, người ta hay nghĩ đến một vùng đất hoang sơ, đầy nắng và gió, với những con đường đất đỏ khúc khuỷu, hiểm trở. Nhưng vùng đất này còn có nhiều điều thú vị, đủ sức hấp dẫn những bước chân du khách ưa chinh phục và khám phá.
Với diện tích tự nhiên hơn 50 ngàn km2 (chiếm hơn 16% diện tích cả nước), Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, và Lâm Đồng. Vùng đất này sở hữu những nguồn tài nguyên du lịch hết sức đa dạng và độc đáo. Đến với Tây Nguyên, thực sự là một dịp để du khách trở về với thiên nhiên hùng vĩ, khám phá những cánh rừng nguyên sinh với đa dạng động thực vật. Với quá trình kiến tạo địa chất đã tạo nên một địa hình đa dạng, từ các vùng núi cao đến những cao nguyên, bình nguyên rộng lớn, kết hợp với những thung lũng giữa các dãy núi cùng với 04 hệ thống sông chính gồm Thượng sông Xe Xan, sông Ba, sông Serepok và sông Đồng Nai. Kiến tạo địa chất đã tạo nên cho vùng đất này nhiều sông, hồ và đặc biệt là những thác nước hùng vĩ giữa những cánh rừng xanh bát ngát. Tiêu biểu có thể kể đến thác Trinh Nữ ở Đắk Nông, thác Thủy Tiên, Đray Nur, Đray Sáp của Đắk Lăk, Xung Khoeng, Phú Cường của Gia Lai, Thác Đambri, thác Pongour, Thác Prenn (Lâm Đồng),... Ngoài ra, còn một hệ thống các hồ nước tự nhiên trải khắp khu vực, kết hợp với những cánh rừng tạo khung cảnh hết sức thơ mộng như Biển Hồ hay còn gọi là hồ Tơ Nưng (Gia Lai), hồ Lắk, hồ Ea Nhai, hồ Ea Súp (Đắk Lăk), hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng),...
Với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, đặc biệt, vào cuối năm, khí hậu Tây Nguyên trở lạnh với nhiều gió, khí hậu hết sức phù hợp cho du khách thực hiện các chuyến đi của mình. Với đặc trưng thổ nhưỡng là một vùng đất đỏ bazan rộng lớn, màu mỡ phù hợp với việc canh tác các cây công nghiệp. Chính điều kiện này đã hình thành nên những cánh rừng cao su, cà phê, chè bạt ngàn. Đây cũng là một điểm thu hút du khách. Tháng 11 đến tháng 03 hàng năm là thời điểm Tây Nguyên đẹp nhất, thú vị nhất. Đây cũng là thời điểm mùa khô, nắng vàng và thuận lợi cho việc di chuyển và tham quan. Vào thời gian này, thiên nhiên nơi đây như từng bước thay cho mình những màu áo mới. Tháng 11, sẽ là mùa của những bông hoa dã quỳ vàng rộn, nở khắp các ngả đường. Tháng 12, tháng 01, những cánh rừng cao su thay lá như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với những mảng màu tự nhiên, màu lá ngả vàng úa, rồi đỏ rực, rồi lại xanh ngát nhẹ nhàng. Tháng 03, mùa nắng vàng như mật trong không khí se se lạnh thú vị, cũng là mùa hoa cà phê trắng muốt, tinh khôi, bồng bềnh. Chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm làm phong phú thêm chuyến đi của du khách. Và bạn đừng quên thưởng thức hương vị cà phê nơi đây. Mỗi vùng đất lại có một loại cà phê khác nhau, với hương vị, độ mạnh nhẹ khác nhau. Nhưng tất cả đều đặc biệt và độc đáo. Hãy trải nghiệm để chọn cho mình một hương vị phù hợp nhất. Đặc biệt, ở Tây Nguyên, người ta có thể uống cà phê từ sáng đến tối, việc uống cà phê như một nếp sống thường nhật.
Tây Nguyên còn là vùng đất chung sống của hơn 47 đồng bào dân tộc anh em với những sắc thái văn hóa đậm nét riêng. Đặc biệt, cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét tự nhiên độc đáo. Về với Tây Nguyên là dịp bạn được đắm mình trong “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Những kiến trúc đặc trưng là kết tinh phản ánh một bề dày văn hóa như Nhà Rông, Nhà sàn dài, Nhà Mồ, hay những bức tượng nhiều hình dáng được đục đẽo thủ công đã tồn tại từ lâu đời như minh chứng cho một chiều dài lịch sử khai hoang, mở đất. Chiều xuống, ngồi trên chiếc thuyền độc mộc thả trôi trên hồ nước mênh mông ngắm hoàng hôn đỏ rực, bạn sẽ có thể hình dung được vẻ đẹp đến mê hoặc của nơi này và như được trải nghiệm một phần hành trình của chàng Đam San đi tìm nữ thần mặt trời.
Có đến với Tây Nguyên, trải nghiệm cuộc sống ở đây mới hiểu hết được cái độc đáo và thú vị của vùng đất này. Những người dân chất phác và đôn hậu, những ánh nhìn khảng khái, mạnh mẽ của những người con của núi rừng. Đâu đó lẫn trong cái hùng vĩ của núi rừng là những khung cảnh quá đỗi bình yên và thân thuộc. Nếu có dịp đến với Tây Nguyên và tham gia một lễ hội của người dân bản địa nơi đây thì đó chắc chắn là một may mắn và trải nghiệm không thể nào quên với du khách. Văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là một kho tàng phong phú và vô giá.
Thực sự, với những thế mạnh và sự đa dạng của mình, du lịch Tây Nguyên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, phần lớn tập trung vào những địa danh đã nổi tiếng như Đà Lạt hay Bản Đôn. Sự gắn kết trong liên kết du lịch còn lỏng lẻo, thiếu chiến lược trong phát triển, do đó, chưa có hình ảnh và sản phẩm đặc trưng của du lịch, cơ sở hạ tầng phục du khách còn chưa phát triển. Khoảng cách giữa các điểm du lịch còn khá xa trong khi việc di chuyển không thuận lợi. Việc tìm kiếm thông tin hỗ trợ còn hạn chế. Do đó, du khách, đặc biệt là du khách quốc tế đôi khi sẽ gặp khó khăn trong hành trình khám phá của mình. Tuy nhiên, đây chắc chắn sẽ là một điểm đến thú vị hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách trẻ với tính cách mạnh mẽ, chủ động, linh hoạt, thích chinh phục và khám phá.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×