a): Hình tượng Bác Hồ trong cảm thức của nhà thơ Viễn Phương thể hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác (Ngữ văn 9, tập 2, Giáo dục, 2005, tr. 58).
b):
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật cô kỹ sư trẻ đã hết sức bàng hoàng, xúc động khi cô nhận được từ anh thanh niên không chỉ một bó hoa tươi mà còn là “bó hoa của những háo hức và mơ mộng”.
Hãy phân tích để làm rõ sự “háo hức và mơ mộng” mà cô gái đã nhận được từ anh thanh niên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a)
* Về kỹ năng: Bài làm phải thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm văn nghị luận, dạng nghị luận về một hình tượng trong tác phẩm thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc,…
* Về kiến thức: Bài làm càn đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khá quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
2. Bác Hồ trong cảm thức của Viễn Phương:
- Bác Hồ - một con người bình thường giữa đời thường, gần gũi, bao dung (thể hiện qua cách xưng hô: con – bác, qua tình cảm tha thiết của nhân dân “dòng người đi trong thương nhớ”, “nghe nhói ở trong tim”, “thương trào nước mắt”…, qua hình ảnh thơ “vầng trăng sáng dịu hiền”,…).
- Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại mang tầm vóc vũ trụ (thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”, “trời xanh”, ).
- Về nghệ thuật khắc họa hình tượng Bác Hồ: bài thơ có giọng điệu vừa trang trọng, vừa thiết tha sâu lắng; Giọng thơ thay đổi linh hoạt theo mạch cảm xúc: khi hồi hộp, náo nức (trên đường vào lăng), lúc tự hào, thành kính(đứng trước lăng), lúc lại xúc động thiết tha (lúc chia xa).
Hệ thống từ ngữ giàu sức gợi, hình ảnh đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng. Hình tượng Bác Hồ được khắc họa đan xen hài hòa với nỗi niềm thành kính của tác giả và nhân dân Nam bộ, và càng lúc càng rõ nét theo điểm nhìn từ xa đến gần của tác giả.
3. Nâng cao vấn đề:
- Bác Hồ là hình tượng phổ biến trong thơ ca, nghệ thuật Việt Nam (có thể gọi tên một số tác phẩm: ví dụ Bác ơi của Tố Hữu, Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên,…). Trong cảm thức của Viễn Phương, Bác Hồ được nhì ở nhiều góc độ khác nhau, đó là một đóng góp đáng kể cho thơ ca viết về Bác.
- Hình tượng Bác Hồ được khắc họa vừa gần gũi, thân thương vừa lớn lao vĩ đại, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về Bác và thêm yêu thêm kính vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại này.
4. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết
b)
* Về kỹ năng: Bài làm phải thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm văn nghị luận, dạng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm tự sự. Kết cấu bài viết chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc,…
* Về kiến thức: Bài làm càn đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, tình huống gặp gỡ và tâm trạng “háo hức và mơ mộng” của cô gái .
2. Cô kỹ sư trẻ xúc động trước hết bởi bó hoa tươi mà anh thanh niên đã tặng cô, ẩn chứa trong bó hoa ấy là tất cả tấm lòng hiếu khách, và cảm xúc “thèm người” của anh.
3. Cô kỹ sư xúc động khó tả còn bởi một bó hoa khác, bó hoa ấy chính là anh thanh niên – một tấm gương tuyệt đẹp về cách sống, về thái độ đối với con người, với công việc,… Cụ thể là:
- Miệt mài, say mê với công việc và dũng cảm khắc phục khó khăn. Anh quan niệm: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”. Anh bảo rằng: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".
- Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Anh thấy mình “thật hạnh phúc” khi biết không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng,..
- Trong hoàn cảnh sống và làm việc nơi núi cao heo hút, không một bóng người, anh luôn mang trong mình cảm giác “thèm người” nhưng anh lại ý thức rõ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng”. Anh quan tâm, yêu mến, quý trọng mọi người: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi.
- Dù một mình nhưng anh vẫn tự lao động để cải thiện đời sống, một vườn hoa rực rỡ, vườn chè thơm ngào ngạt, và căn phòng của anh lúc nào cũng ngăn nắp, gọn gàng. Nếp sống hằng ngày của anh được tổ chứ nề nếp, làm việc, ăn uống, nghĩ ngơi, đọc sách, đọc báo,… như một con người đang sống và làm việc giữa một xã hội, với mọi người, chứ không phải một mình anh. Đó là một thái độ tự trọng, đó chính là sống đẹp, sống có văn hóa.
- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực. Trong cuộc gặp gỡ với những người dưới xuôi lên, anh chỉ nói về riêng mình năm phút, mà thật ra anh chỉ giới thiệu về công việc của mình. Nói về mình đã ít mà cách nói cũng hết sức nhẹ nhàng. Anh chân thành giới thiệu với bác họa sĩ bao nhiêu người đáng để vẽ hơn anh.
→ Cô gái vừa mới vào đời, bắt đầu tìm hiểu cuộc sống và công việc. Những phẩm chất sáng ngời của anh thanh niên còn đẹp hơn bó hoa mà anh tặng cô. Anh chính là tấm gương giúp cô có thêm dũng khí khám phá cuộc sống, như một định hướng tốt đẹp và đúng đắn cho cô, nên cô thấy háo hức và mơ mộng được sống và làm việc như anh.
4. Nâng cao vấn đề:
- Anh thanh niên: biểu trưng cho tuổi trẻ, những người đã và đang hy sinh thầm lặng cho đất nước. Chính anh đã làm cho tất cả các nhân vật, đực biệt là cô kỹ sư trẻ phải bàng hoàng xúc động, cảm phục.
- Tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng nên một biểu tượng để thế hệ trẻ noi theo, phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển của quê hương đất nước.
- Hình tượng anh thanh niên và cảm xúc háo hức mơ mộng của cô gái đã góp phần xua tan bao vất vả nhọc nhằn, giúp người đọc lạc quan hướng đến một tương lai tươi sáng
5. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |