Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
18/01/2019 10:44:04

Lập dàn ý giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em (Đền Gióng hoặc Hồ Gươm)

các bạn giupps mình lập dàn ý giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phươn em đc ko ạ (cụ thể là đền Giongs hoặc hồ gươm
6 trả lời
Hỏi chi tiết
3.005
3
5
Phương Như
18/01/2019 10:51:52
Dàn ý giới thiệu về Hồ Gươm:
Mở bài:
- Hồ Gươm là thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
- Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.
Thân bài:
1. Vị trí địa lí và diện tích
a. Vị trí địa lí
  • Trung tâm quận Hoàn Kiếm
  • Tả ngạn song hồng
  • Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
  • Phía Nam: Hàng Khay
  • Phía Tây: Lê Thái Tổ
b. Diện tích
Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
2. Tên gọi
  • LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
  • THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
  • HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
  • TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam là Hữu Vọng.
3. Lịch sử
  • Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
  • Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
  • Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
  • Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội
4. Vẻ đẹp của Hồ
  • Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
  • Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
  • Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
5. Các công trình gắn liền với hồ
  • THÁP RÙA
  • ĐỀN NGỌC SƠN
  • ĐỀN BÀ KIỆU (Thiên Tiên điện)
  • TƯỢNG ĐÀI CẢM TỬ
  • CHÙA BÁO ÂN- THÁP HÒA PHONG
  • TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ
6. Vai trò của hồ
  • Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
  • Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
  • Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
  • Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc

Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
18/01/2019 10:53:11
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh
Ba chục năm nay trở lại hồ
Bây giờ cảnh-sắc khác ngày xưa
Nhà tranh đâu cả, toàn lầu gác
Súng lạ đì-đòm tịt trúc tơ
Chim-chóc đi về lầm lối cũ
Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa
Đáng thương văn-vật trăm năm ấy
Còn lại bên hồ một đá trơ!
Đây là những câu thơ vô cùng mượt mà và thơ mộng trong bài thơ “ Cảm đề” của tác giả Nguyễn Khuyến. Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm. đây là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ đã trai qua năm tháng lịch sử và chứng kiến bao cuộc kháng chiến anh hung của dân tộc ta. Bên cạnh đó, hồ con là một nhân vật lịch sử trong thời xưa của đất nước, có vai trò rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
II. Thân bài
1. Vị trí địa lí và diện tích

a. Vị trí địa lí
  • Trung tâm quận Hoàn Kiếm
  • Tả ngạn song hồng
  • Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
  • Phía Nam: Hàng Khay
  • Phía Tây: Lê Thái Tổ
b. Diện tích
Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
2. Tên gọi
  • LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
  • THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
  • HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
  • TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.
3. Lịch sử
  • Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
  • Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
  • Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
  • Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội
4. Vẻ đẹp của Hồ
  • Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
  • Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
  • Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
5. Các công trình gắn liền với hồ
  • THÁP RÙA
  • ĐỀN NGỌC SƠN
  • ĐỀN BÀ KIỆU (Thiên Tiên điện)
  • TƯỢNG ĐÀI CẢM TỬ
  • CHÙA BÁO ÂN- THÁP HÒA PHONG
  • TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ
6. Vai trò của hồ
  • Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
  • Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
  • Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
  • Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm
3
0
doan man
18/01/2019 10:55:48
I. MỞ BÀI
- Một lễ hội tôn giáo của làng Phù Đổng.
- Nét đẹp truyền thống của người dân nước Nam.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Xuất phát từ truyền thuyết Thánh Gióng.
2. Đặc điểm
- Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.
- Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mũ đen, đi hia đề trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngả.
- Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chấp lại nâng cao chén rượu, có hai trợ tế đi theo, đến quỳ trước một trong các cửa của hậu cung.
- Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mở ra. Bên trong tối om, bỗng hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bỏ xõa ra sau lưng, và quan lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vải vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt.
- Nhân vật này đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung.
- Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ.
- Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra. rượu đã dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về chỗ chuẩn bị dâng lễ khác tiếp theo.
- Lễ cử hành nghiêm trang thành kính.
- Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức. Vì cử chỉ của họ thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái độ của họ thường khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết ơn của người yêu nước.
- Tiếp đó là một nghi thức ảnh hưởng của Đạo giáo; con hổ tượng trưng cho điều ác và kẻ thù đến xin quy phục Đức Thánh.
Người đóng vai con hổ mặc áo vài vẽ vằn vện, đội cái đầu bằng giấy bồi có hai chục người hóa trang di theo, hát và gõ sênh. Hổ đến trước bàn thờ múa và phù phục hồi lâu...
- Tiếp theo là những cảnh diễn lại lịch :sử đánh trận giả, và đoàn tù binh diễu qua trước đền.
- Một trăm trai tráng đón quân Nam họ quấn vai màu đen quanh bụng, đóng khố bỏ thõng múi ra phía trước, cởi trần, chỉ khoác một dải vải hồng trên vai bên phải, buộc hai đâu lại ở bên sườn trái và buông thõng xuống; lại còn đeo cái túi lụa nhỏ hình bán nguyệt, có tua lụa dài. Đầu đội mũ đen, phía sau có rèm che gáy giống như là những tượng trong đền Lý Bát Đề ở Đình Bảng.
- Bọn tướng giặc thì do hai mươi bốn cô gái đồng trinh đóng.
- Nhiều cô gái trong đám ấy đến mười tuổi. Mỗi cô đều mặc quần áo lụa màu sắc tươi thắm, đeo kiềng, hoa tai bằng vàng, mỗi làng được cử đến một cô và phải lo may mặc cho người của mình.
- Các cô chỉ đứng mỗi người trên một cái bệ hoàn toàn im lặng, không cử động, cách nhau độ 10 đến 15m; quanh họ là đám đàn bà làng họ.
- Hai mươi bốn cô xếp thành hàng trên mặt để phía trước đền rải dải đề cho đám rước diễu qua trước mặt.
- Bốn cô khác đóng vai bốn tướng giặc bị giết trong trận, một cô mặc áo vàng, đội mũ thái tử đóng vai con vua Trung Quốc.
- Một trăm quân sĩ nước Nam múa rất nhiều điệu thật dẻo và thật nhịp nhàng tiến thoái rất đẹp...
ý nghĩa
3. Lễ hội nhắc nhở con cháu nhớ về người anh hùng dân tộc: Thánh Gióng.
- Khơi gợi trong lòng con cháu Việt Nam lòng yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc.
0
0
Thanh Hằng Nguyễn
18/01/2019 16:09:31
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh
Ba chục năm nay trở lại hồ
Bây giờ cảnh-sắc khác ngày xưa
Nhà tranh đâu cả, toàn lầu gác
Súng lạ đì-đòm tịt trúc tơ
Chim-chóc đi về lầm lối cũ
Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa
Đáng thương văn-vật trăm năm ấy
Còn lại bên hồ một đá trơ!
Đây là những câu thơ vô cùng mượt mà và thơ mộng trong bài thơ “ Cảm đề” của tác giả Nguyễn Khuyến. Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm. đây là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ đã trai qua năm tháng lịch sử và chứng kiến bao cuộc kháng chiến anh hung của dân tộc ta. Bên cạnh đó, hồ con là một nhân vật lịch sử trong thời xưa của đất nước, có vai trò rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
II. Thân bài
1. Vị trí địa lí và diện tích

a. Vị trí địa lí
  • Trung tâm quận Hoàn Kiếm
  • Tả ngạn song hồng
  • Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
  • Phía Nam: Hàng Khay
  • Phía Tây: Lê Thái Tổ
b. Diện tích
Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
2. Tên gọi
  • LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
  • THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
  • HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
  • TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.
3. Lịch sử
  • Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
  • Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
  • Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
  • Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội
4. Vẻ đẹp của Hồ
  • Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
  • Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
  • Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
5. Các công trình gắn liền với hồ
  • THÁP RÙA
  • ĐỀN NGỌC SƠN
  • ĐỀN BÀ KIỆU (Thiên Tiên điện)
  • TƯỢNG ĐÀI CẢM TỬ
  • CHÙA BÁO ÂN- THÁP HÒA PHONG
  • TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ
6. Vai trò của hồ
  • Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
  • Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
  • Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
  • Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc
  • III. Kết bài
  • Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm
0
1
Thanh Hằng Nguyễn
18/01/2019 16:11:32
I. Mở bài: giới thiệu hồ gươm
- Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, đây là một di tích gắn liền với lịch sử dân tộc. đồng thời hồ Gươm còn là một danh lam thắng cảnh được nhiều người dân trong nước và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Phong cảnh nơi đây cũng khiến em ngỡ ngàng đến lạ.
II. Thân bài: tả hồ gươm
1. Tả bao quát cảnh hồ Gươm:
v- Hồ Gươm nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, thuộc tại quận Hoàn Kiếm
- Hồ Gươm gắn với nhiều di tích lịch sử và chiến tích của dân tộc
- Khung cảnh toàn hồ rât êm đềm và sâu lắng
2. Tả chi tiết cảnh hồ Gươm:
a. Tả mặt nước Hồ Gươm:
- Mặt nước hồ Gươm đẹp như tranh
- Nước hồ trong xanh
- Mặt nước in bóng mây và cây xanh hai bên đường
- Trên mặt nước chó những vịt bơi
b. Tả cảnh vật xung quanh hồ Gươm:
- Cây côi hai bên hồ um tùm nhưng rất thẳng hàng
- Những chú chim bay ríu rít trên cao
- Tiếng gió rì rào thổi
- Những ngọn cây đung đưa theo gió
- Những người di tham quan đi rất nhiều: những đứa trẻ, những người lớn, những cụ già, những người nước ngoài,...
- Quanh hồ Gươm rất ồn ào và tấp nập
c. Những kiến trúc xung quanh hồ Gươm:
- Cầu Thê Húc
- Tháp Rùa
- Đền Ngọc Sơn
- Tháp bút
- Đài Nghiên
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm
- Hồ Gươm là một di tích lịch sử của dân tộc, là một di tích đi suốt với con người Việt Nam. Em sẽ ghé thăm lại hồ Gươm một lần nữa.
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
18/01/2019 16:11:56
Mở bài : Giới thiệu tổng quát về Hồ Gươm
- Hồ Gươm có rất nhiều tên gọi khác nhau ví dụ như hồ Hoàn Kiếm, hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân,... Mỗi tên gọi của hồ đều có những câu chuyện riêng, những lý do riêng để đặt tên cho Hồ.
- Hồ nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội, là hồ nước ngọt và nước xanh quanh năm.
Hồ có một vị trí như kết nối giữa các khu phố cổ với nhau như phố hàng ngang, hàng đào, cầu gỗ,...
- Hồ là biểu tượng vẻ đẹp của thủ đô, vậy vẻ đẹp đó như thế nào hãy cùng nhau tìm hiểu.
Thân bài : Đi vào tả cảnh
- Nằm giữa lòng Hà Nội hồ Gươm như một bức tranh đẹp, là tuyệt tác cùng với quần thể di tích kiến trúc cổ như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc sơn,...
- Bao quanh hồ là những hàng cây như tỏa bóng mát cho hồ, càng tô đậm nên vẻ đẹp thiên nhiên của hồ.
- Nhìn từ xa đường phố tập nấp người qua lại nhưng cảnh hồ vẫn cứ tĩnh lặng là yên bình đến vậy.
- Hồ mang một vẻ đẹp tự nhiên với sự thay đổi cảnh sắc theo từng mùa, mang lại cho con người từng cảm xúc khác nhau theo sự thay đổi của năm tháng
- Nếu như là mùa hè thì bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ khi những ánh nắng xuyên qua từng tán cây chiếu xuống mặt hồ để khi nhìn ngắm mặt hồ là cả một sự long lanh và lấp lánh như một một khoảng trời sao trong đêm tối mịt mù. Phía trên thành hồ được tô điểm màu sắc của những loài hoa, tất cả màu sắc không tô vẻ, không lựa chọn nhưng lại hài hòa và đẹp đến lạ.
- đối với mùa thu hồ vẫn một màu xanh biết nhưng lại mang một vẻ đẹp dịu dàng cùng với màu nắng vàng nhạt chứ không gây gắt như mùa hè. Tất cả đều nhẹ nhàng và man mát như đó là vẻ đẹp điển hình của mùa thu và giờ lại càng đẹp hơn khi cái đẹp nhẹ nhàng ấy được đặt trên mặt hồ trong xanh này.
- Mùa đông, Hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp tĩnh lặng, buồn nhẹ như cái buồn của người con xa phương nhớ quê hương mình vậy, những bóng liễu bên hồ rủ xuống lặng im càng tôn thêm sự tĩnh lặng yên ắng của mùa đông.
- Ở trung tâm hồ là tháp rùa, một ngọn tháp nhỏ với lối kiến trúc kết hợp, ảnh hưởng của nền kiến trúc pháp nhưng phần mái cong lại tôn lên lối kiến trúc của Việt Nam. Tháp rùa hiện diện giữa lòng hồ như minh chứng cho sự thật về truyền thuyết rùa vàng và sự tích trả gươm vậy.
- Ngoài ra còn có Cầu Thê Húc, cây cầu cong cong dẫn thẳng đến đền Ngọc Sơn mang một màu đỏ nổi bật giữa nền trời. Còn có cả Tháp Bút, Đài Nghiêng tất cả tạo nên một sự hài hòa cho cảnh hồ, tăng thêm sự thu hút cho nơi này,
Kết bài: Cảm nhận về hồ gươm
- Dù nằm giữa trung tâm hà nội ồn ào và náo nhiệt là thế nhưng hồ vẫn mang một vẻ đẹp tĩnh lặng yên bình, có lẽ đây chính là lý do mà hồ gươm được nhiều người ghé thăm, dạo mát hay tập thể dục quanh hồ
- Nét đẹp của hồ khiến người đến không thể nào quên, một nét đẹp trăm năm không hề phai nhạt theo năm tháng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo