LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

29/01/2019 15:08:04

Làm chi tiết theo các bước sau để phân tích cái hay trong khổ thơ sau: "Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút, Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng, Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất, Như dân làng bám chặt quê hương"

Từ:
* Các bước làm đoạn văn cảm nhận thơ, văn:
- Bước 1 : Đọc kĩ yêu cầu đề ra để xác định yêu cầu của đề
- Bước 2 : Xác định nghệ thuật của đoạn văn, thơ
- Bước 3 : Lập ý cho đoạn văn, thơ
(+) Nghệ thuật của đoạn thơ, văn
(+) Nội dung của đoạn thơ, văn
- Bước 4 : Viết đoạn văn
+ Trích dẫn đoạn thơ, văn
+ Giới thiệu xuất xứ tác phẩm, tác giả
+ Khái quát nội dung của đoạn thơ, văn ( câu chủ đề )
+ Giải quyết yêu cầu( cảm nhận đoạn văn, thơ ở bước 3 )
+ Liên hệ : mở rộng vấn đề
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ, văn
Đề bài: Làm chi tiết theo các bước sau để phân tích cái hay trog khổ thơ sau :
" Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương."
- Lê Anh Xuân -
Trích " Dừa ơi "
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.017
1
2
Nghiêm Xuân Hậu
29/01/2019 16:19:45
Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.
Cây dừa cứ thế tự nhiên đi vào thơ ca văn chương. Dừa xanh đã trở thành loài cây quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền trong.
Nguồn gốc của cây Dừa này không ai rõ, nhưng một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á và cũng có người cho rằng chúng có nguồn gốc từ miền tây bắc Nam Mỹ. Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và mua. Vì vậy chúng đã trở thành người dân định cư không thể thiếu trên những bờ biển vùng nhiệt đới. Chúng gần như không thể sống được ở những vùng có nhiệt độ khắc nhiệt như Địa Trung Hải. Ở Việt Nam dừa xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung như Bến Tre, Cà Mau, Bình Định,…
Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu,khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thànhchùm.Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Quả dừa khi mọc sẽ kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có buồng lại có hơn 15 trái.
Họ hàng nhà dừa rất phong phú và đa dạng.Kể đến như dừa xiêm: là loại có quả nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống. Dừa bị thì trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp lại có trái vàng xanh mơn mởn. Hay dừa sáp là loại có cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp,… Mỗi loại dừa sẽ có cách sử dụng khác nhau tuỳ theo nhu cầu người dùng.
Dừa có nhiều công dụng. Người ta lấy thân dừa làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa tươi mát lại vừa duyên dáng và độc đáo. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường là một trong những mặt hàng thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn dân giã mà lạ miệng. Có thể làm gỏi, xào… rất thích hợp với người ăn chay. Trên thân dừa có những con đuông dừa sinh sống. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng. Và nó trở thành đặc sản kì lạ của nhiều nước có trồng dừa.
Tuy nhiên kết tinh đẹp nhất của cây dừa với tất cả những gì tinh tuý lại là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, tốt cho hệ tiêu hoá, có thể dùng trong băng bó vết thương.Ngoài ra nước dừa dùng để chế biến món ăn kho cá, kho thịt, thắng nước màu, thổi xôi. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặclàm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây.Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.
Ngoài ra cây dừa còn có tác dụng to lớn với nghệ thuật văn chương khi hình ảnh cây dừa trở thành hình ảnh quen thuộc có giá trị với những thi sĩ.
“ Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ? ”
(Dừa ơi)

hay :
“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
(Dáng đứng Bến Tre)

Trải dài khắp dải đất miền Trung của Việt Nam, những hàng dừa xanh vẫn đứng rì rào trong gió. Cây dừa không chỉ quen thuộc với cuộc sống con người Việt Nam mà còn trở thành một phần kinh tế của những con người nơi đây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
04/02/2019 14:27:07

Bài thơ “Cây dừa” là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập “Góc sân và khoảng trời”. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.

Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Mở đầu bài thơ, cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Với thủ pháp nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác “dang tay”, “gật đầu” mềm mại. Tác giả đã sử dụng phép đăng đối rất chuẩn: Động từ đối với động từ ("dang" đối với "gật"), danh từ đối với danh từ ("tay" đối với "đầu", "gió" đối với "trăng").

Cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn - “Thân dừa bạc phếch thánh năm”. Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị…Và có lẽ, cũng chỉ ở cái tuổi trẻ thơ, hiếu động và ngỗ nghĩnh, Trần Đăng Khoa mới nhìn những chùm dừa như những đàn lợn con béo tròn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao. Và khi nghĩ đến vị ngọt ngào của nước dừa, Trần Đăng Khoa lại liên tưởng quả dừa như hũ rượu mà ai đó đã đeo quanh cổ dừa:

“Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao…

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.”

Là một người yêu thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã dành nhiều thời gian để ngắm nhìn, để thưởng thức vẻ đẹp của cảnh vật trong mọi khoảnh khắc - ngày, đêm. Về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc:

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

Nhưng có lẽ đẹp và sâu sắc hơn cả là hình ảnh cây dừa trong hai câu kết thúc. Cây dừa như vươn cao lên, bề thế, tự tin, ung dung mang dáng vẻ của một người lính cầm chắc tay súng:

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”

Cái hay của bài thơ không chỉ ở chỗ cây dừa được so sánh, liên tưởng với nhiều hình ảnh khác nhau trong cuộc sống, mà cái hay, cái độc đáo của bài thơ còn là ở chỗ thông qua việc miêu tả cây dừa, Trần Đăng Khoa đã tái hiện một bức tranh đồng quê thanh bình với bầu trời đầy nắng, gió, trăng sao.

Xuyên suốt bài thơ, cây dừa luôn được miêu tả trong sự gắn kết, sự hòa quện với thế giới thiên nhiên xung quanh:

Cây dừa hòa quyện vào làn gió, dưới ánh trăng và có lúc như chạm vào mây xanh. Không những thế “tiếng dừa” còn làm cho cái nắng oi bức trong ngày hè cũng dịu lại:

"Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra".

Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng lại mang một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên - nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Bài thơ “Cây dừa” được trần Đăng Khoa viết khi anh còn là một cậu bé, nhưng những gì tác giả nhỏ tuổi này gửi gắm qua hình ảnh cây dừa lại là sự đúc kết của một con người không chỉ có tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết mà còn chứa đựng sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, về tính cách của con người Việt Nam. Qua ngòi bút của Khoa, cây dừa trở thành hiện thân của con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…Đồng thời, bài thơ cũng là một minh chứng cho năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư