Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Điều kiện tự nhiên
+ Đất badan màu mỡ, tài nguyên khí hậu va rừng đa dạng, tạo nhiều tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp;
+ Tài nguyên rừng giàu có: Vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Còn nhiểu rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...). Vào đầu thập kỉ 90, rừng chỉếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
+ Khoáng sản: bôxit (trữ lượng hàng tỉ tấn).
+ Trữ năng thuỷ điện khá, trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
+ Khó khăn: mùa khô kéo dài.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hoá độc đáo.
+ Khó khăn: thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật; mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết còn cao; cơ sở; hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật; công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, vói các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |