Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tưởng tượng và kể lại việc làm gói bánh và nấu bánh chưng ở gia đình em vào dịp Tết đến

​1. Tưởng tượng và kể lại việc làm gói bánh và nấu bánh chưng ở gia đình e vào dịp Tết đến.
2. Biểu cảm về tâm trạng của mình khi Tết hết
Mình cần gấp mai nộp òi
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.462
3
1
Phương Dung
11/02/2019 17:30:29
1. Tưởng tượng và kể lại việc làm gói bánh và nấu bánh chưng ở gia đình em vào dịp Tết đến.​

Nhiều ý kiến cho rằng ngày nay, công việc bận bịu, nhịp sống cứ ào ào trôi qua, chẳng mấy ai còn nhớ đến cách gói bánh chưng sao cho chặt, cách luộc bánh sao cho ngon. Có đúng vậy không?

Nhắc đến phong vị Tết, là nhớ cái mùi hăng hắc, cay cay tỏa ra từ chiếc bếp đốt toàn củi gộc nấu bánh chưng. Để có một nồi bánh chưng thơm ngon dâng lên ông bà tổ tiên thì các nguyên liệu cũng phải được chuẩn bị vô cùng kỹ càng. Gạo nếp phải mua đúng chuẩn nếp cái hoa vàng, ngâm qua đêm, ướp nước lá giềng. Thịt phải chọn thịt vai sấn nửa nạc nửa mỡ, vừa mềm vừa thơm thịt, đậu xanh phải chọn loại bở, bùi thì bánh mới ngon. Lá dong cũng được rửa sạch, tước sống và để ráo nước từ mấy hôm trước rồi mới đem gói.

Ông Bình nói với VOA rằng gia đình ông đã nhiều đời gói bánh như vậy ở những ngày giáp Tết.

Ông Bình khoe: "Truyền thống của gia đình em cũng là lâu lắm rồi, từ ông bà tới giờ rồi. Em sau này cũng được gói và gói cũng được gần hơn 20 năm. Bánh chưng nó có nhiều ý nghĩa lắm à. Một năm cả gia đình quây quần lại gói bánh chưng. Rồi tập họp lại kể chuyện một năm đã qua. Xong, làm biếu cho những bạn bè, biếu cho người thân mình nữa, cảm thấy mình vui lắm, hạnh phúc lắm."

Anh Minh, một người trẻ chia sẻ: "Mình rất hạnh phúc khi mà gia đình được sum vầy lại, mọi người sum vầy lại làm một bánh chưng để cho nó có một cái không khí Tết."

Cách đơn giản nhất là gói bánh chưng bằng khuôn, giúp cho ra những chiếc bánh vuông vức, đều nhau. Người ta chỉ cần cho nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào khuôn gói bánh chưng đã lót lá dong. Đầu tiên là đổ gạo nếp vào trước, dàn đều ra khắp khuôn, bằng phẳng. Sau đó cho một nắm đậu xanh lên, dàn ra cho đều. Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp gia vị để ở giữa, rồi một nắm đậu xanh. Cuối cùng là đổ tiếp gạo nếp lên trên cùng, rồi gói các lá thừa lại thật gọn gàng, kín đều. Nhớ là cần gói chặt và đều tay các mối lạt.

Còn nếu tự tin vào tay nghề của mình thì cũng có thể gói bánh mà không cần khuôn. Trong lúc gói luôn phải chắc tay thì chuyện gói bánh chưng tại nhà mà không cần khuôn mới đẹp mắt và vuông vắn. Nhớ là giấu các mép gấp lại bên trong. Cuối cùng là gấp phần đầu lá dưới lên, và gấp phần lá thừa bên trên lại tạo thành hình vuông cho bánh.

Cái khéo của tay người gói và chuyện ngon dở của chiếc bánh còn tùy vào chữ tình của người gói bánh.

Anh Minh nói: “Mình chủ yếu làm cái bánh chưng này để tặng biếu bạn bè, để trong gia đình thưởng thức với nhau thôi, quây quần lại, chứ không hề có kinh doanh”.

Ông Bình cho rằng tự tay mình làm nên chiếc bánh nặng chở nặng chữ tình: “Mình vui lắm chứ. Một cái bánh chưng do bàn tay mình nấu ra, của truyền thống gia đình mình thì người ta cũng quý, những người mà mình biếu, người ta quý lắm. Bánh chưng ở nhà làm, nó vui hơn, kỷ niệm hơn nhiều. Xuân về thì cũng chúc trong gia đình một mùa xuân tràn đầy hạnh phúc, và chúc cho tất cả người Việt một mùa xuân ấm no và hạnh phúc”.

Ông Bình nhắc là lúc nấu bánh, hãy nhớ đem các sống lá dong xếp xuống đáy nồi để tránh cháy bánh và cũng để nước luộc xanh hơn. Người ta xếp bánh lên trên, có thể thành nhiều lớp bánh, và lá dong sẽ là lớp đệm giữa. Đổ nước ngập toàn bộ phần bánh, rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ kiểm tra bánh 1 lần để xem mực nước. Nước hụt bớt thì cho thêm nước đun sôi vào, chứ không được dùng nước lạnh vì sẽ làm sượng nếp. Thời gian luộc bánh trong khoảng từ 8 đến 10 tiếng thì vớt bánh ra. Kinh nghiệm cho biết nấu bánh chưng bằng củi, nồi làm bằng tôn thì chiếc bánh có màu xanh tự nhiên rất đẹp.

Khi vớt bánh ra cho vào thau nước nguội, dùng khăn sạch để lau bên ngoài bánh, sau đó xếp bánh ra chỗ thoáng mát. Dùng một miếng ván mỏng đè lên bánh, sau đó dùng vật nặng đè lên trên. Làm như vậy để bánh săn chắc cho tới khi nguội.

Những ngày cận Tết, nhiều gia đình thức trắng đêm canh nồi bánh chưng, bánh tét được nhóm lửa, bắt nồi ngay trước nhà. Ở Sài Gòn thời khắc này, Tết đang gần lắm rồi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Quỳnh Anh Đỗ
11/02/2019 18:53:32
Đề 1: Mỗi khi tết đến xuân về trong lòng mỗi người đều nô nức đón xuân. Tất cả mọi người đều chuẩn bị sắm tết để có một cái tết ấm cúng. Bàn thờ tổ tiên trong những ngày này cũng phải chuẩn bị rất nhiều thứ đặc trưng của ngày tết nào là bánh mứt nào là mâm ngũ quả. Dù vậy nhưng chiếc bánh chưng xanh cũng không thể thiếu được trên bàn thờ gia tiên trong những ngày tết được. Với những ý nghĩa và nét đẹp riêng của mình chiếc bánh chưng từ bao đòi đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi tết đến.
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao chiếc bánh trưng lại mang không thể thiếu được trong ngày tết bằng cách tìm hiểu nguồn gốc của nó Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội. . . dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu bánh chưng, người Việt dành trọn một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa sôi âm ỉ, như thế bánh mới rền, mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không Tuy gọi là luộc song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu. Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Với những ý nghĩa quan trọng và đặc trưng của mình chiếc bánh chưng mãi mãi là một món ăn không thể thiếu được của mỗi gia đình mỗi khi tết đến xuân về.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×