Thí nghiệm mô tả ở Hình 42.2 giúp chúng ta khám phá đặc điểm dãn ra của lò xo khi bị biến dạng.
- Dụng cụ: giá đỡ thí nghiệm, thước thẳng, lò xo xoắn, các quả nặng giống nhau, giá đỡ quả nặng.
- Bố trí thí nghiệm như Hình 42.2.
- Tiến hành thí nghiệm
+ Treo lò xo thẳng đứng trên giá thí nghiệm.
+ Đo độ dài ban đầu l0 là của lò xo
+ Đo độ dài l của lò xo khi treo vật nặng
+ Xác định độ dãn của lò xo (còn gọi là độ biến dạng của lò xo):
Δl = l - l0
- Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ dãn Δl của lò xo và khối lượng m của vật nặng treo vào lò xo. Làm việc theo nhóm để:
+ Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m. Cụ thể là nếu tăng m lên 2, 3, 4,... lần thì Δl thay đổi như thế nào.
+ Kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm.
- Rút ra kết luận.
Mẫu ghi kết quả đo:
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tùy thí nghiệm ở mỗi học sinh.
Ví dụ:
Số vật treo vào lò xo | Tổng khối lượng vật treo (g) | Chiều dài ban đầu của lò xo (mm) | Chiều dài của lò xo khi bị dãn (mm) | Độ dãn của lò xo (mm) |
1 | m1 = 5 g | l0 = 4mm | l1 = 7mm | Δl1 = l1 - l0 = 3mm |
2 | m2 = 10 g | l0 = 4mm | l2 = 10mm | Δl2 = l2 - l0 = 6mm |
3 | m3 = 15 g | l0 = 4mm | l3 = 13mm | Δl3 = l3 - l0 = 9mm |
- Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m: Khi m tăng lên 2, 3 lần thì Δl cũng tăng lên 2, 3 lần.
=> Khi kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm, em thấy dự đoán đúng.
=> Rút ra kết luận: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |