Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.
Lần đo | Độ cao của đỉnh so với cát (Tính bằng cm) | Độ ngập sâu của đinh trong trong cát (Tính bằng cm) |
1 | 10 | 1,7 |
2 | 20 | 2,1 |
3 | 30 | 2,5 |
Ghi lại các kết quả đo như ví dụ ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:
a. So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.
b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?
c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần thả thứ 3 ngập sâu nhất, rồi tới lần thả thứ 2 và ngập sâu nhỏ nhất ở lần thả đầu tiên.
b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu là động năng.
c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát vì:
+ Khi rơi thế năng của đinh sắt giảm nhưng năng lượng không mất đi chuyển hóa thành động năng.
+ Khi vật rơi ở độ cao lớn hơn, có thế năng lớn hơn thì động năng của vật khi rơi cũng sẽ lớn hơn.
+ Do đó, vận tốc của vật ngay khi chạm đất lớn, độ lún của vật tỉ lệ thuận với tốc độ của vật.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |