Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về nhân vật Trần Quốc Toản trong bài văn Lá cờ thêu sáu chữ vàng

nhận xét về nhân vật trần quốc toản trong bài văn lá cờ thêu sáu chử vàng
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
77
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trần Quốc Toản là một nhân vật lịch sử nổi bật trong thời kỳ kháng chiến chống quân Nguyên - Mông ở Việt Nam. Trong bài văn "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", Trần Quốc Toản không chỉ được khắc họa là một vị anh hùng dũng cảm, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.

1. **Tính cách anh hùng**: Trần Quốc Toản là một chiến sĩ can trường, bất chấp tuổi tác, cậu đã thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm không ngại hiểm nguy. Hành động của cậu trong việc lãnh đạo dân quân chống lại kẻ thù thể hiện sự gan dạ và lòng dũng cảm đáng khâm phục.

2. **Tình yêu nước sâu sắc**: Lời nói của Trần Quốc Toản - “Nếu không có sự chiến đấu, Tổ quốc sẽ bị xâm phạm” cho thấy cậu có một lòng yêu nước nhiệt huyết. Câu nói ấy không chỉ thể hiện nỗi đau của người lính trước cảnh nước nhà bị xâm lăng mà còn mang một sứ mệnh cao cả: bảo vệ quê hương.

3. **Biểu tượng của chính nghĩa**: Trần Quốc Toản trở thành hình mẫu cho những thế hệ người Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ đất nước. Hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng trở thành biểu trưng cho lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của dân tộc.

4. **Tình anh em đồng đội**: Trần Quốc Toản không chỉ chiến đấu một mình mà còn lãnh đạo các đồng đội, thể hiện lòng gắn bó, đoàn kết với đồng bào. Cậu không chỉ là một chiến binh mà còn là một lãnh đạo tâm huyết, biết động viên, khích lệ đồng đội.

Nhìn chung, nhân vật Trần Quốc Toản trong bài "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" là hình mẫu lý tưởng của tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm, thể hiện sâu sắc phẩm chất và khí phách của người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm.
0
0
Hoa Nguyen
11/09/2024 14:55:49
+5đ tặng
Trần Quốc Toản là một tông nhất nhà Trần với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Ông đã sống và cống hiến hết mình vì sứ mệnh của dân tộc, ông ra đi để lại một tấm gương sáng về tấm lòng yêu nước cho ngàn đời sau nói theo. Câu chuyện cuộc đời ông cứ thế được lưu truyền qua bao đời nay và được ca tụng dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng với hình ảnh “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”. 

Ngay từ đầu tác phẩm cho ta biết về ý nghĩa nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.

Chí lớn của Trần Quốc Toản, tác giả kể về giấc mơ khi Trần Quốc Toản còn bé, ông mơ bắt sống được tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã ý thức được bổn phận của đấng nam nhi, còn nhỏ nhưng ấp ủ hoài bão lớn, chính là hoài bão của dân tộc. Tuy chỉ nhỏ hơn các anh trai “dăm sáu tuổi” mà được tham gia bàn việc nước, điều đó càng làm tâm can Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Thậm chí chàng còn có suy nghĩ xô ngã lính để chạy xuống nơi quan quân bàn bạc thế sự”, chi tiết đó đủ để ta hiểu được tấm lòng thương nước, lo cho dân của chàng. Đường đường là một bậc nam nhi khí phách oai hùng, sao có thể dửng dưng trước cảnh nước nhà đang khốn khó. Càng nghĩ chàng càng thêm nôn nóng, chàng quyết định xô ngã lính để vào tâu với nhà vua. Thế nhưng tài của chàng khó mà được nhà vua công nhận bởi trong mắt vua “chàng như một đứa trẻ”. Không được vua trọng dụng nhưng sao mà tránh được lệnh vua, chàng chỉ biết “bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào”. Phải chăng bóp nát quả cam không phải vì giận hờn vua? Phải chăng bóp nát quả cam đó chính là nỗi căm hờn giặc ngoại xâm đến nỗi muốn nghiền chúng thành trăm mảnh? Đó quả thực là vì lòng khát khao yêu nước, thương dân. Ngày ngày chàng chăm chỉ luyện tập, chàng hạ quyết tâm trên bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”. 

Người anh hùng Trần Quốc Toản xuất hiện dưới ngòi bút miêu tả tình thế chính là thành công của tác phẩm. Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường. Đặc biệt, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” chắc chắn rằng sẽ là một tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thế hệ mầm non của đất nước, là tấm gương sáng cho các em noi theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×