Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thông tin 1. Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược huỷ diệt và tàn phá sự sống của loài người như Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới hai (1939 - 1945). Riêng Chiến tranh thế giới thứ hai, đã khiến cho 76 nước bị đưa vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4.000 tỉ đô la (tính theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề. Ngày ...

Thông tin 1. Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược huỷ diệt và tàn phá sự sống của loài người như Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới hai (1939 - 1945). Riêng Chiến tranh thế giới thứ hai, đã khiến cho 76 nước bị đưa vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4.000 tỉ đô la (tính theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề.

Ngày nay, hoà bình, hợp tác phát triển là xu thế lớn song các điểm nóng cạnh tranh, xung đột vẫn rất phức tạp, đặc biệt là xung đột sắc tộc, tôn giáo trở thành nhân tố gây mất ổn định ở một số vùng, lãnh thổ,... khiến cho dân thường vô tội nơi đây phải sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi.

(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2016), Lịch sử thế giới cận đại, tập II, NXB Đại học Sư phạm, trang 72)

Thông tin 2. Mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ hoà bình, giải quyết các cuộc xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình, tránh sử dụng vũ lực, ngăn chặn, xoá bỏ những mối đe doạ chiến tranh.

Là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên hoà bình luôn là mong ước, khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ hoà bình luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định rõ mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; Xác định nhiệm vụ chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân - công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc là nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 35, 48, 49, 50)

a) Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình và cho biết các biện pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.

b) Từ thực tiễn cuộc sống, em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của mình về những sự kiện đó.

c) Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Hãy kể thêm những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
5
0
0

♦ Yêu cầu a)

- Cần phải bảo vệ hòa bình, vì: hòa bình đem lại những lợi ích to lớn, thiết thực, như:

+ Giúp con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc;

+ Tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội;

+ Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới vì sự thịnh vượng chung toàn cầu.

- Các biện pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ hoà bình:

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình qua thương lượng, đàm phán.

+ Giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn căn cứ theo pháp luật quốc tế, dựa trên công lí và chính nghĩa, không thoả hiệp vô nguyên tắc với tội ác và bất công xã hội.

♦ Yêu cầu b)

- Ví dụ về xung đột sắc tộc: cuộc xung đột giữa hai bộ tộc Hutu và Tuxi ở Ruanđa vào năm 1994. Hậu quả của cuộc xung đột này: làm hơn 80 vạn người thiệt mạng; hơn 1.2 triệu người phải tị nạn (trong khi dân số của Ruanđa vào thời điểm này chỉ có 7 triệu người)

- Ví dụ về chiến tranh phi nghĩa: Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) đã lôi cuốn 70 triệu người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết, 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra rất lớn, rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá huỷ. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai hoạ do cuộc chiến tranh gây nên.

♦ Yêu cầu c)

- Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Biện pháp bảo vệ hoà bình:

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình qua thương lượng, đàm phán.

+ Giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn căn cứ theo pháp luật quốc tế, dựa trên công lí và chính nghĩa, không thoả hiệp vô nguyên tắc với tội ác và bất công xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo